Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 21/05/2018
Ngày có hiệu lực 21/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Hải Anh
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015” ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020 (viết tắt là Đề án),

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt là Đề án); rà soát, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện Đề án bảo đảm phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của tỉnh.

1.2. Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp để đạt được mục tiêu của Đề án, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đặt trong tổng thể triển khai nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2474/QĐ- TTg ngày 30/12/2011; Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017- 2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ- TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu

2.1. Xác định rõ nội dung, tiến độ thực hiện Kế hoạch; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 1042/QĐ- TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2016- 2020; Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017- 2021 (ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ- TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và nhiệm vụ chính trị của sở, ngành, đoàn thể, địa phương.

2.2. Các nội dung và hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của cơ quan, đơn vị; kế thừa, phát huy kết quả đạt được trong thực hiện Đề án của giai đoạn trước; xác định rõ trách nhiệm; chú trọng lồng ghép, kết hợp với triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả; quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.

2.3. Gắn kết việc thực hiện Đề án với triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh, thiếu niên đi vào nền nếp, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị nhằm phát huy vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phấn đấu 100% thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang được tuyên truyền, phổ biến về các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý, về quyền, nghĩa vụ công dân; chính sách, pháp luật về thanh, thiếu niên.

2.2. Phấn đấu 80% trở lên thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, hạn chế tái vi phạm pháp luật và tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng.

2.3. Đến năm 2020, có từ 60% đến 90% thanh niên, thiếu niên miền núi, thanh niên khuyết tật, thanh niên là nạn nhân của bạo lực gia đình, công nhân,... được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn.

2.4. Phấn đấu từ 80% trở lên thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn; phấn đấu từ 70% trở lên thanh niên trước khi đi lao động ở nước ngoài được thông tin, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc.

2.5. Giảm từ 10 đến 20% số vi phạm pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên.

2.6. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, cán bộ Đoàn thực hiện PBGDPL.

II. NỘI DUNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành

1.1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án; kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm.

- Đơn vị chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp; UBND huyện, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong tháng 5/2018 đối với Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2020; Kế hoạch các năm tiếp theo và văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án trong tháng 02 (lồng ghép với Kế hoạch công tác PBGDPL).

[...]