Kế hoạch 5044/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 5044/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2019
Ngày có hiệu lực 24/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5044/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 24 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG QUY MÔ CẤP HUYỆN, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2019-2020

Thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đk Lk ban hành Kế hoạch kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đk Lắk giai đoạn 2019-2020, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BỆNH PHONG, NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Công tác phát hiện bệnh nhân phong mới

Trong năm 2018, toàn tỉnh phát hiện 04 bệnh nhân phong mới, trong đó 03 trường hợp tại huyện Ea H’Leo, 01 trường hợp tại huyện Cư M’gar. Các bệnh nhân này đều thuộc thể nhiều khuẩn (MB), Tỷ lệ lưu hành/10.000 dân số là 0,022, Tỷ lệ phát hiện/100.000 dân số là 0,22, trong đó có 02 bệnh nhân phát hiện mới bị tàn tật độ II, chiếm tỷ lệ 50%.

2. Công tác giám sát, quản lý bệnh nhân phong

Hiện tại, toàn tỉnh có 173 đối tượng được quản lý, trong đó có 04 bệnh nhân đa hóa trị liệu, 15 bệnh nhân đã hoàn thành đa hóa trị liệu, đang trong giai đoạn được giám sát và có 154 đối tượng tàn tật do bệnh phong được quản lý và chăm sóc tàn tật.

3. Mạng lưới và hoạt động phòng chống bệnh phong

a) Tuyến tỉnh

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống bệnh phong cho toàn tỉnh.

- Chịu trách nhiệm về chuyên môn trong công tác chẩn đoán, điều trị, đào tạo, tập huấn và truyền thông phòng chống khuyết tật cho bệnh nhân phong.

- Tổ chức khám phát hiện bệnh nhân phong tại các thôn, buôn có tình hình dịch tễ phong cao.

- Hàng quý họp giao ban với cán bộ chuyên trách công tác phòng chng bệnh phong các huyện/thị xã/thành phố để trao đổi thông tin, phân công nhiệm vụ và triển khai nhiệm vụ công tác.

b) Tuyến huyện

Mỗi Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố có 1 cán bộ chuyên trách công tác phòng chng bệnh phong, phối hợp với tuyến tỉnh trong công tác khám phát hiện bệnh nhân phong; xây dựng kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ trong công tác phòng chống bệnh phong tại địa bàn phụ trách.

c) Tuyến xã

Mỗi trạm y tế có 1 cán bộ y tế được phân công bán chuyên trách phụ trách các bệnh xã hội trong đó có bệnh phong. Hướng dẫn chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân tàn tật do di chứng của bệnh phong. Chủ động thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục y tế, phổ biến sâu rộng trong cộng đng, đngười dân có nhận thức sâu sắc hơn về bệnh phong (khó lây và không di truyền); từ đó không kỳ thị bệnh nhân phong để người mắc bệnh yên tâm điều trị.

4. Nhận xét, đánh giá

a) Thuận lợi

- Công tác kiểm tra giám sát và phòng chng tàn tật được duy trì thường xuyên và liên tục.

- Người dân đã có nhận thức tt hơn về bệnh phong, tự giác đến với cơ sở y tế khi thấy bất thường.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chng phong các tuyến nhiệt tình và tâm huyết.

b) Khó khăn

- Nguồn kinh phí Trung ương cấp cho công tác phòng chng bệnh phong giảm, hạn chế trong triển khai các hoạt động phòng chống.

- Hầu hết bệnh nhân phong là đồng bào dân tộc thiểu sở vùng sâu, vùng xa vì vậy công tác truyền thông khó tiếp cận, hiệu quả không cao. Đời sống kinh tế của bệnh nhân phong còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến hoạt động tự phòng ngừa và chăm sóc khuyết tật của bệnh nhân phong.

- Mạng lưới phụ trách chương trình phòng chống phong các tuyến huyện, xã thường kiêm nhiệm, ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động phòng chng.

- Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn phong kéo dài nên bị động trong tm soát bệnh nhân mới trong một thời gian ngn.

[...]