Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 5032/KH-UBND năm 2023 lộ trình loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2024-2030

Số hiệu 5032/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2023
Ngày có hiệu lực 22/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5032/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

LỘ TRÌNH LOẠI TRỪ SỐT RÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

1. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2019 - 2023

1.1. Thực hiện các chỉ số phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét

Bình Thuận là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên có nguy cơ mắc sốt rét cao. Trong những năm qua, hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và khống chế, không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét và ký sinh trùng sốt rét nhìn chung có xu hướng giảm nhưng không ổn định (năm 2019: số bệnh nhân sốt rét gia tăng); số trường hợp mắc sốt rét giai đoạn 2019 - 2023 ghi nhận là 400 trường hợp, giảm 3,04 lần so với giai đoạn 2014 - 2018 (1.216 trường hợp), không ghi nhận trường hợp sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 06 trường hợp mắc sốt rét, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (02 trường hợp). Qua báo cáo, phân tích đối tượng mắc sốt rét chủ yếu là người dân đi rừng, ngủ rẫy tại các vùng trọng điểm sốt rét và dân di biến động từ các tỉnh khác đến tỉnh Bình Thuận làm ăn, sinh sống.

Công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2019 - 2023 đã được triển khai tích cực, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu chuyên môn hàng năm. Trong đó, tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân liên tục giảm, tỷ lệ chết do sốt rét/100.000 dân duy trì ở mức 0.

1.2. Kết quả phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét năm 2019

Toàn tỉnh có 7/10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng sốt rét lưu hành, trong đó 3 huyện trọng điểm sốt rét (gồm các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh) có nguy cơ xảy dịch ở mức độ cấp xã, thôn. Dân số nguy cơ mắc sốt rét là 618.607 người (chiếm 45,86% dân số toàn tỉnh). Gồm 13 xã sốt rét lưu hành nặng, 02 xã sốt rét lưu hành vừa, 50 xã sốt rét lưu hành nhẹ, 24 xã nguy cơ sốt rét quay trở lại. Số điểm kính hiển vi hoạt động là 108 điểm. Mùa lan truyền sốt rét chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.

1.3. Tình hình sốt rét kháng thuốc và phân bố của muỗi truyền bệnh sốt rét

- Hiện tại tỉnh Bình Thuận chưa ghi nhận Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

- Các cuộc điều tra cũng đã cho thấy sự lưu hành của muỗi truyền bệnh sốt rét ở nhiều địa phương, trong đó có véc tơ chính truyền bệnh là muỗi An.dirus An.minimus tại khu vực nhà rừng, rẫy. Muỗi truyền bệnh sốt rét thường trú đậu và đốt người ở ngoài nhà vào khoảng thời gian rất sớm trong đêm, nên việc phòng, chống muỗi bằng phun hóa chất tồn lưu và tẩm màn gặp nhiều khó khăn.

2. Các hoạt động trọng tâm đã triển khai

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng, chống sốt rét ở các tuyến theo từng năm; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét.

- Thường xuyên chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ sốt rét trên địa bàn tỉnh, giám sát việc chẩn đoán phát hiện sớm các trường hợp mắc sốt rét và điều trị bằng thuốc sốt rét phối hợp theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

- 100% ca bệnh sốt rét được điều tra, xác minh; chủ động thực hiện các đợt khám phát hiện ca bệnh tại cộng đồng, kết hợp với điều tra côn trùng tại các vùng nguy cơ cao.

- Triển khai công tác kiểm tra, giám sát, điều tra ca bệnh, ổ bệnh, các điểm nóng sốt rét tại các xã của huyện trọng điểm. Kịp thời giám sát khống chế tình hình sốt rét tại các vùng biến động gia tăng số mắc sốt rét.

- Điều tra côn trùng, đánh giá thành phần loài, xét nghiệm định loại muỗi truyền bệnh sốt rét. Theo dõi, đánh giá mức độ nhạy kháng của muỗi truyền bệnh sốt rét đối với hóa chất.

- Triển khai cấp mùng tẩm hóa chất tồn lưu dài cho người dân các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành vừa và vùng sốt rét lưu hành nặng; cấp võng bọc mùng tẩm hóa chất tồn lưu dài cho dân di biến động đi rừng ngủ rẫy. Tổ chức chiến dịch phun, tẩm mùng bằng hóa chất phòng chống véc tơ kết hợp công tác giám sát phun tồn lưu và tẩm mùng bằng hóa chất tại các xã trong kế hoạch. Đảm bảo đạt hiệu quả cao trong chiến dịch phun, tẩm mùng.

- Thường xuyên phối hợp với tuyến điều trị trong việc trao đổi thông tin hai chiều cũng như trong công tác giám sát phác đồ điều trị sốt rét. Đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra lam kỹ thuật các tuyến, thường xuyên kiểm tra, giám sát các điểm kính hiển vi, tổ chức tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh cho xét nghiệm viên điểm kính hiển vi tại các tuyến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đảm bảo yêu cầu xét nghiệm sớm, không bỏ sót bệnh nhân sốt rét tránh nguy cơ dẫn đến sốt rét ác tính, tử vong do sốt rét.

- Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống sốt rét trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống sốt rét (ngày 25/4) hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và phát động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh sốt rét.

- Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư cho công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.

3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng, chống sốt rét giai đoạn 2019 - 2023

3.1. Thuận lợi

- Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp vào cuộc của các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét. Sự chỉ đạo và hỗ trợ của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn.

- Hoạt động của Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét, Dự án “Sáng kiến ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng Artemisinin”, các tổ chức HPA, PATH,... đã hỗ trợ đáng kể về kinh phí, thuốc, vật tư cho quá trình triển khai thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn phòng chống sốt rét của tỉnh.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch phân bổ đầy đủ và kịp thời thuốc, vật tư của dự án hỗ trợ cho công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét cho các địa phương.

[...]