ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 50/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
Thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày
19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh
mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 -2015; Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về Văn hóa giai
đoạn 2012-2015; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn hóa trên địa bàn Thành phố giai đoạn
2013-2015 như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH:
1. Đặc điểm, tình hình:
Tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và Thành phố trong giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới có nhiều biến động có tác động tới
quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội của cả
nước nói chung, hoạt động phát triển văn hóa thể thao và du lịch nói riêng.
Kế hoạch này được triển khai trong khi thành phố triển
khai một số chương trình của Thành ủy như chương trình 02/CTr-TU, chương trình 04/CTr-TU nhằm tăng cường và phát triển cơ sở
hạ tầng hệ thống thiết chế trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch chương trình mục tiêu giai đoạn 2013-2015 phải
đáp ứng được các yêu cầu nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu
phát triển của quy hoạch phát triển văn hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch:
Trong thời gian qua, sự nghiệp phát triển văn hóa của
Thủ đô Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực thông qua chương trình mục tiêu
Quốc gia và chương trình mục tiêu của thành phố về văn hóa giai đoạn
2006-2010. Bước đầu ngăn chặn và hạn chế các nguy cơ xuống cấp của các di tích,
bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu và đầu tư phát
triển các thiết chế văn hóa cơ sở đặc biệt là các vùng xa trung tâm, các làng
xã có nhiều khó khăn, từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân
dân.
Hơn nữa, hoạt động phát triển văn hóa liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển
kinh tế xã hội đất nước và quan hệ quốc tế. Vì vậy, phải có sự chỉ đạo, sự phối
hợp liên ngành, tham gia của các quận huyện và đặc biệt là người dân nhằm nâng
cao nhận thức của ngành, của nhân dân và huy động sức mạnh của nhân dân trong sự
nghiệp phát triển văn hóa để văn hóa là nền tảng, là động lực phát triển kinh tế
xã hội.
Tuy nhiên, nguồn kinh phí thường bố trí chậm, kinh phí đầu tư mua thiết bị
cho cơ sở thấp, nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được bố trí vốn,...
ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư của dự án. Đến nay, chương trình mục tiêu giai đoạn
2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch vẫn chưa ban hành văn bản mới hướng dẫn về nội dung, mức chi và công tác quản lý
kinh phí thực hiện. Vì vậy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch gặp khó khăn khi thực
hiện chương trình.
Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch chương trình mục tiêu
Quốc gia giai đoạn 2013-2015 là rất cần thiết và cấp bách.
3. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch:
- Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc
gia;
- Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2015;
- Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG về Văn hóa giai đoạn 2012-2015.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN:
1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc gìn giữ và
phát huy các giá trị di sản văn hóa và truyền
thống văn hóa dân tộc để văn hóa thực
sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và vừa là động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của Quốc gia
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngăn chặn các nguy cơ bị mất di tích, bị hủy hoại
và xuống cấp nghiêm trọng (Di tích bị thay đổi các yếu tố gốc cấu thành).
- Tập trung điều tra thống kê tổng thể, xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa phi
vật thể, đánh giá tổng thể hiện trạng và đề xuất phương án bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa
bàn Thành phố. Lập hồ sơ khoa học và đề cử danh mục văn hóa phi vật thể cấp
thành phố, cấp Quốc gia.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo lại cán bộ, diễn
viên cho các loại hình nghệ thuật truyền thống.
- Tăng cường năng lực cán bộ văn hóa cơ sở, truyền thông và giám sát, đánh
giá thực hiện Chương trình.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn
hóa và xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham
gia vào hoạt động xã hội hóa.
2. Chỉ tiêu:
- Đầu tư tu bổ, tôn tạo và hỗ trợ chống xuống cấp 68 di tích.
- Đến năm 2015 hoàn thiện cơ sở dữ liệu văn hóa phi vật thể và xây dựng đề
án bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
- Bảo tồn và giới thiệu nghệ thuật truyền thống đến với nhân dân, đặc biệt
là tầng lớp thanh thiếu niên, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị nghệ
thuật truyền thống cấp Thành phố và các đội nghệ thuật quần chúng ở cơ sở.
- 100% cán bộ làm công tác văn hóa thông tin cơ sở được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn
tạo các di tích:
1.1. Nội dung thực hiện:
Tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2012 - 2015, số lượng di
tích của cả nước được đầu tư tu bổ tổng thể là 300 di tích, khu di tích được
công nhận di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; hỗ trợ chống xuống cấp,
tu bổ cấp thiết cho 1.200 đến 1.500 di tích quốc gia.
Đối với Hà Nội - là địa bàn có số lượng di tích lịch
sử nhiều nhất toàn quốc: 5.316 di tích (trong đó khoảng 1.151 di tích đã được xếp
hạng Quốc gia, 929 di tích cấp thành phố), chỉ tiêu và nội dung của dự án này
được xác định như sau: đầu tư tu bổ, tôn tạo và hỗ trợ chống xuống cấp 68 di tích, trong đó:
+ Năm 2013: gồm 20 di tích được UBND Thành phố phân bổ
tại Quyết định số 5699/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 và 11 di tích được hỗ trợ từ nguồn
vốn Trung ương hỗ trợ tại văn bản số 4602/BVHTTDL-KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Đầu tư tu bổ tổng thể 03 di
tích được công nhận di tích quốc gia do Thành phố trực tiếp quản lý (di tích
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc, di tích cách mạng Nhà số 90 phố Hàng Bông Thợ
Nhuộm, di tích đền Bà Kiệu); hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 34 di
tích quốc gia xuống cấp nghiêm
trọng (theo danh mục và thứ tự ưu tiên tại văn bản số 170/SVHTT&DL-QLDS ngày 24/01/2013 của Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch).
1.2. Qui mô và địa điểm:
- Quy mô: được xác định trên cơ sở hiện trạng và hồ sơ xếp hạng của từng
di tích.
- Địa điểm: tại các địa phương có các di tích được đầu tư, hỗ trợ chống xuống cấp tại phụ lục số 3 kèm
theo Quyết định này.
1.3. Tiến độ thực hiện: 2013 - 2015.
1.4. Cơ chế hỗ trợ các di tích thuộc cấp huyện
quản lý:
+ Đối với hạng mục gốc của di tích (do Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch xác định): ngân sách Thành phố hỗ trợ 60% kinh phí xây lắp, phần
còn lại do ngân sách cấp huyện bố trí;
+ Các hạng mục còn lại của di tích (bao gồm cả nội thất,
đồ thờ): do ngân sách cấp huyện chịu trách nhiệm bố trí và huy động xã hội hóa,
đảm bảo mục tiêu và tiến độ.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm: thỏa thuận về nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Thành phố trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
2. Dự án Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa phi vật thể:
2.1. Nội dung thực hiện:
Thực theo Thông tư hướng dẫn số: 04/2010/TT-BVHTTDL
ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê văn
hóa phi vật thể, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh
mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Thông tư số:
58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra
thống kê.
- Thực hiện công tác hệ thống hóa các di sản văn hóa phi vật thể trên địa
bàn bao gồm: điều tra, thống kê, sưu tầm toàn diện,
ghi chép, lưu trữ và lập bản đồ di sản văn hóa phi vật thể của Thành phố.
- Bổ sung hoàn thiện ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể để lưu trữ
các giá trị văn hóa phi vật thể đã sưu tầm được.
2.2. Phạm vi và quy mô:
- Phạm vi: các giá trị văn hóa phi vật thể trên toàn địa bàn thành phố.
- Quy mô: phù hợp với từng loại hình văn hóa phi vật thể.
2.3. Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2012-2014: xây dựng và hoàn thiện đề án kiểm kê các giá trị văn
hóa phi vật thể.
- Giai đoạn 2014-2015: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu văn hóa phi vật thể và đề
cử danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
2.4. Phương pháp thực hiện:
Điều tra, sưu tầm kết hợp với chính quyền các cấp và
các cá nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành, áp dụng kinh
nghiệm thực hiện của các địa phương, loại hình có tính chất tương tự đã thực hiện
tốt.
3. Dự án Đầu tư phát triển các loại
hình nghệ thuật truyền thống:
3.1. Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ các cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các nhà hát, đoàn
nghệ thuật thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống, các phường, câu lạc bộ được
thành lập theo đúng qui định biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Xây dựng và
nâng cấp các đoàn nghệ thuật truyền thống: khoảng 02 nhà hát/ đoàn nghệ thuật
truyền thống, 05 phường/ câu lạc bộ thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống;
- Xây dựng, biên soạn các chương trình về loại hình nghệ thuật truyền thống
phục vụ trong cho hệ thống trường học trên toàn địa bàn.
- Cử các đạo diễn, diễn viên tài năng đi học tập ở các nước có các loại
hình nghệ thuật truyền thống phát triển và mở các lớp đào tạo trong nước cho
các đội nghệ thuật quần chúng ở cơ sở.
- Hỗ trợ các hình thức Liên hoan, cuộc thi... về các loại hình nghệ thuật
truyền thống trên địa bàn và địa bàn mở
rộng; mở các lớp đào tạo văn nghệ
truyền thống quần chúng mỗi năm 3 lớp (khoảng 50 học
sinh/ lớp); xây dựng một số chương trình và đi biểu diễn nhằm giới thiệu tuyên
truyền, giáo dục trong các trường học về nghệ
thuật truyền thống.
- Tuyên truyền, giáo dục cho giới trẻ nhằm tạo sự đam mê, yêu thích nghệ
thuật truyền thống.
3.2. Phạm vi và quy mô:
- Phạm vi: các giá trị văn hóa phi vật thể trên toàn địa bàn thành phố.
- Quy mô: phù hợp với từng loại hình nghệ thuật truyền thống.
3.3. Tiến độ thực hiện: Giai đoạn 2013-2015.
4. Dự án Tăng cường năng lực cán bộ văn
hóa cơ sở, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: lồng ghép
vào các dự án thành phần nêu trên của
chương trình trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo mục tiêu và tiến độ.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Tổng kinh phí ngân sách thực hiện giai đoạn 2013 -
2015: dự kiến là 366.630 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 54.130 triệu đồng
+ Nguồn đầu tư phát triển: 40.000 triệu đồng
+ Nguồn sự nghiệp: 14.130 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 312.500 triệu đồng
+ Nguồn đầu tư phát triển: 304.500 triệu đồng
+ Nguồn sự nghiệp: 8.000 triệu đồng
V. CƠ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH:
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện
theo các quy định về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu Quốc gia về
văn hóa và các quy định liên quan hiện
hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
1.1. Đối với Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo các di tích:
- Khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 (theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số
7447/UBND-VX ngày 27/9/2012), hoàn thành trong tháng 3/2013;
- Trong quá trình thỏa thuận theo quy định của Luật di sản Văn hóa và các
quy định hiện hành về quản lý di tích cần xác định rõ hạng mục gốc của di tích;
- Khẩn trương nghiên cứu quy định phân cấp quản lý các di tích lịch sử -
văn hóa và cơ chế quản lý, đầu tư các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
Thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan có văn bản hướng dẫn
các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định
hiện hành của Nhà nước;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tổng kiểm kê di tích trên địa bàn
Thành phố.
1.2. Đối
với các dự án thành phần còn lại của chương trình: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ
trì xây dựng dự toán chi tiết gửi
Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở đề xuất
UBND Thành phố bố trí kế hoạch vốn hàng năm đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến
độ đề ra.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
và các Sở, ngành khác liên quan có trách nhiệm:
- Tổng hợp và chủ trì tham mưu bố trí
vốn hàng năm đảm bảo mục tiêu và tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương
trình.
- Các Sở, ngành theo chức năng quy định tham gia triển khai nội dung Kế hoạch trong phạm vi và nội dung,
nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã:
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn đảm bảo đúng quy
định hiện hành;
- Cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ, mục
tiêu của chương trình.
- Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện và khó khăn, vướng mắc,
đề xuất kiến nghị với UBND Thành phố và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch theo quy
định, gửi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn
hóa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2015 có hiệu lực kể từ ngày ký. UBND
Thành phố yêu cầu các Sở, ngành; UBND các quận,
huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu
quả; Định kỳ hàng quý 6 tháng 1 năm có báo cáo tiến độ thực hiện gửi về Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
Văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013 - 2015 được phê duyệt để có căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc triển
khai năm 2013 (khi các dự án thành phần được Trung ương phê duyệt, các Bộ,
ngành có hướng dẫn cụ thể).
(nội dung chi tiết tại 03 phụ lục kèm theo)./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL;
- TT Thành ủy HN;
- TT HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- PCT Nguyễn Huy Tưởng;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị
xã;
- Văn phòng UBND TP:
+ CVP, PVP Đỗ Đình Hồng,
+ Các phòng: TH, KT, VHXH;
- Lưu VT, KH&ĐT (03)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
PHỤ LỤC SỐ 1
BIỂU CHỈ TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 20/3/2013
của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
|
Tên chương trình mục tiêu
|
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể giai đoạn
2013-2015
|
Đơn vị tính
|
Tổng giai đoạn
|
Chỉ tiêu
|
Chi chú
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
1
|
Mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa vật thể
|
|
di tích
|
68
|
31
|
đầu tư tu bổ tổng thể 03 di tích do TP trực tiếp quản lý và hỗ trợ chống xuống cấp 34 di tích do cấp huyện quản lý
|
danh mục 2013 được xác định
cụ thể tại QĐ số 5699/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND TP và VB số 4602/BVHTTDL- KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ VHTT&DL; danh mục
2014-2015 được xác định cụ thể tại phụ lục số 3 kèm theo QĐ này
|
2
|
Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
|
|
đề án
|
1
|
|
|
|
|
|
- Tổng kiểm
kê di sản văn hóa phi vật thể Thành phố HN, đề cử danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
|
|
|
1
|
x
|
x
|
|
|
3
|
Đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
|
|
|
16
|
6
|
6
|
4
|
|
-
|
Hỗ trợ trang thiết bị cho các phường, câu lạc bộ biểu
diễn nghệ thuật truyền thống
|
|
|
7
|
3
|
3
|
1
|
|
+
|
Các phường, câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật truyền
thống
|
02 phường, câu lạc bộ /01 năm
|
phường, câu lạc bộ
|
5
|
2
|
2
|
1
|
|
+
|
Nhà hát đoàn nghệ thuật thuộc loại hình
nghệ thuật truyền thống
|
01 nhà hát/01 năm
|
nhà hát
|
2
|
1
|
1
|
|
|
-
|
Tổ chức liên hoan, hội diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống
|
02 cuộc/01 năm
|
Liên hoan, hội diễn
|
6
|
2
|
2
|
2
|
|
|
+ Hỗ trợ KP cho các đoàn nghệ thuật truyền thống đi biểu diễn
|
50 buổi/01 năm
|
buổi
|
-
|
|
|
|
|
|
+ Hỗ trợ KP cho các đoàn nghệ thuật truyền thống biểu
diễn theo chương trình xúc tiến du lịch
|
Hỗ trợ 50% vé xem biểu diễn
|
|
-
|
|
|
|
|
-
|
Mở các lớp đào tạo các đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở
|
3 lớp/01 nam
|
Lớp đào tạo
|
9
|
3
|
3
|
3
|
|
-
|
Tuyên truyền giáo dục về nghệ thuật truyền thống
|
|
chương trình
|
-
|
|
|
|
|
+
|
Xây dựng chương trình
|
|
|
3
|
1
|
1
|
1
|
|
+
|
Hoạt động
biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong hệ thống giáo
dục
|
|
|
150
|
50
|
50
|
50
|
|
4
|
Tăng cường năng lực cán bộ văn hóa
cơ sở, truyền thống và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
|
|
Chương trình
|
3
|
1
|
1
|
1
|
|