Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch hành động 492/KH-UBND đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo tạo sự đột phá về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016 và giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 492/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2016
Ngày có hiệu lực 18/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 492/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 18 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, TẠO SỰ ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 235-CT/TU ngày 20/01/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Trong điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh đang có nhiều khó khăn, để thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xác định nhiệm vụ “Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo” là khâu tạo sự đột phá để phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016 và giai đoạn 2016-2020; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu cần tập trung triển khai thực hiện đđổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, qua đó tạo sự chuyển biến nhanh, mạnh mẽ, vững chắc, đúng hướng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo toàn tỉnh, nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Huy động sự tham gia vào cuộc của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong công tác giáo dục và đào tạo. Xác định rõ trách nhiệm quản lý của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và trách nhiệm của các ngành trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục;

- Kế hoạch hành động là căn cứ để Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, nhm thực hiện có hiệu quả về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Hoàn thiện thể chế quản lý

- Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở địa phương; bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo đđảm bảo tính thống nhất, hợp lý, thuận lợi, đầu tư có tập trung, từng bước chun hóa, hiện đại hóa trường, lớp học;

- Thường xuyên làm tốt công tác dự báo về phát triển giáo dục, đào tạo và nhu cầu nhân lực của địa phương, đặc biệt là nhân lực phục vụ triển khai hai nhà máy Điện hạt nhân tại Ninh Thuận để chủ động bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thống nhất trong toàn ngành giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;

- Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của liên Bộ, xây dựng văn bản kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trin khai sắp xếp hệ thống quản lý đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, phù hợp chức năng, nhiệm vụ;

- Xây dựng, hoàn thiện đầy đủ các văn bản pháp lý về chế độ chính sách, quản lý cán bộ, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, khảo thí, kim định... làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện;

- Xây dựng, ban hành các văn bản, quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo.

2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý

- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất. Tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước không làm thay nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của sở ngành, địa phương. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp. Phân định rõ công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của liên Bộ, tổ chức rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường. Tổ chức xây dựng điển hình mô hình Đi mới quản trị trường học tại một trường trung học phổ thông để nhân rộng.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục, đào tạo; là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định, tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đào tạo; là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo;

- Cán bộ quản lý giáo dục các cấp nhất thiết phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học cho cán bộ quản lý từ trường mầm non đến trường cao đẳng trên tất cả các lĩnh vực. Mời Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng báo cáo chuyên đề quản trị trường học, đồng thời có kế hoạch tổ chức cho cán bộ quản lý các trường tham quan mô hình quản lý tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh. Định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao chất lượng quản lý ở các đơn vị cơ sở;

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong các hoạt động của cơ sở. Trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, người đứng đầu cơ sgiáo dục cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong mọi hoạt động của đơn vị, từng bước nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng chuyên môn và không ngừng chủ động ứng phó đối với mọi thay đổi của đơn vị trong bối cảnh đổi mới của giai đoạn hiện nay. Ban hành nhng quy định giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, quan hệ giữa người đứng đầu và cấp dưới, đồng thời quy định về chức trách của viên chức theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao;

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, sử dụng cán bộ cán bộ quản lý. Sử dụng đúng chỗ, đúng năng lực, sở trường để phát huy năng lực và phẩm chất của từng người. Lựa chọn và bổ nhiệm cán bquản lý có đủ phẩm chất và năng lực cho các trường học;

- Thực hiện tốt việc luân chuyển, điều động cán bộ quản lý giáo dục theo đúng quy định hiện hành, qua đó khắc phục tình trạng quan liêu, trì trệ, kinh nghiệm, chủ quan, không chịu đổi mới, trên cơ sở đó mi người chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới;

- Thực hiện tốt việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng ở trường học, chuẩn Giám đốc ở các Trung tâm hàng năm; cần lượng hoá chi tiết tiêu chuẩn cán bộ quản lý để đánh giá có kết quả chính xác hơn, khách quan hơn. Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá lãnh đạo nhà trường.

[...]