Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch hành động 488/KH-UBND phát triển cây xanh đô thị bằng phương thức xã hội hóa năm 2016 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 488/KH-UBND
Ngày ban hành 18/02/2016
Ngày có hiệu lực 18/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 488/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 18 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG THỨC XÃ HỘI HÓA NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh - sạch - đẹp”; Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đ án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh - sạch - đẹp”; Nghị quyết số 33/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch hành động phát triển cây xanh đô thị bằng phương thức xã hội hóa giai đoạn 2016-2020 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đán “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp”, từng bước nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường sự tham gia giám sát, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị.

- Tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của cộng đồng xã hội để chung tay phát triển cây xanh đô thị phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người đạt từ 8m2-10m2 đối với thành phố Phan Rang Tháp- Chàm, từ 4m2-5m2 đối với các thị trấn Tân Sơn, Khánh Hải, Phước Dân, góp phần tạo mỹ quan, cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu, thay đổi suy nghĩ, hành động về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh nhm từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân.

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển cây xanh; rút kinh nghiệm từ thực tiễn để có điều chỉnh thích hợp theo từng giai đoạn; đng thời nhân rộng các mô hình v xã hội hóa phát triển cây xanh đã đạt hiệu quả ra các tuyến đường chính, khu dân cư mới trên địa bàn.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ

a) Công tác tuyên truyền, vận động:

Tổ chức tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với môi trường sng, cảnh quan và sức khỏe của người dân đô thị nhằm mục đích:

- Từng bước xây dựng, nâng cao ý thức của người dân đối với công tác bảo vệ cây xanh, lên án những hành vi phá hoại cây xanh, đặc biệt cây xanh ở những nơi công cộng, cây xanh đường phố.

- Tạo sự đồng thuận của người dân đối với các chủ trương trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh; khuyến khích mọi người dân tham gia công tác trồng, duy trì, giám sát, quản lý cây xanh đường phố của các đơn vị chuyên ngành liên quan.

b) Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ở mặt tiền các đường phố xây dựng, vệ sinh hố trồng cây, trồng thảm cỏ, hoa trong hố trồng cây có sẵn, trên các tuyến phố chính theo quy hoạch.

c) Vận động nhân dân trong các khu dân cư tập trung làm tốt công tác bảo vệ cây xanh ở các khu công viên, vườn hoa, tiểu đảo đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Tiến tới vận động nhân dân đóng góp kinh phí để chăm sóc duy trì cây xanh, bảo vệ cây xanh ở vườn hoa tiểu đảo trong khu vực để duy trì cảnh quan cây xanh, tạo nơi thư giãn nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng.

d) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì cây xanh trên các khu đất quy hoạch công viên, vườn hoa kết hợp với quảng cáo, thương mại, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Phát động nhân dân trồng cây theo đúng quy hoạch, chủng loại cây trên các tuyến đường, với sự hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây của Chi cục lâm nghiệp nhằm từng bước chuẩn hóa cây xanh đường phố. Chấm dứt việc trồng cây tạp, để trồng cây đúng theo chủng loại cây xanh đã được phê duyệt theo Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Kêu gọi, vận động các doanh nghiệp có thương hiệu đóng góp kinh phí trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng điểm và giao cho đơn vị chức năng thực hiện công tác duy trì bảo vệ cây xanh.

2. Giải pháp

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh bằng các hình thức sau:

- Phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật về phát triển cây xanh đô thị (quy hoạch phát triển cây xanh, quy chế quản lý cây xanh đô thị, kỹ thuật trng chăm sóc cây xanh..) đến các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức như: tuyên truyn, in n các n phm vbảo vệ môi trường, tchức các hoạt động lng ghép sinh hoạt trong cộng đồng, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, truyền hình (phóng sự, chuyên đ..) và qua mạng internet.

- Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ dân phố, sinh hoạt Đoàn thanh niên, các đoàn thể ở địa phương, nhà trường để tuyên truyền về vai trò, lợi ích cây xanh và những thông tin về công tác xã hội hóa phát triển cây xanh.

b) Vận động nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ chăm sóc cây xanh.

c) Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phát triển cây xanh đô thị.

[...]