ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
488/KH-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 03 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN, NĂM 2021 - 2022
Thực hiện Quyết định số 3355/QĐ-BYT
ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm
vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 và Kế hoạch số 1063/KH-BYT ngày
16/7/2021 của Bộ Y tế về việc Truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 năm 2021 - 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch Truyền
thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh (sau
đây gọi là Truyền thông Chiến dịch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết số
21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19.
2. Truyền thông những nỗ lực của Chính
phủ, Bộ Y tế, các đơn vị liên quan trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin
phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng
tới mục tiêu trên 70% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết
quý I/2022, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở
lại bình thường.
3. Vận động người dân ủng hộ công tác
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19
là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người
dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe
điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người dân, các tổ chức,
doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
4. Cung cấp chính xác, kịp thời thông
tin về triển khai Truyền thông Chiến dịch trên toàn quốc, tại địa phương, các kết
quả đạt được, các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 an toàn; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống
dịch COVID-19 cùng với triển khai tiêm vắc xin.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Chủ đề truyền thông của Chiến dịch: “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách
nhiệm đối với cộng đồng”.
2. Thời gian: Từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022.
III. NỘI DUNG
1. Truyền thông chủ trương, chính
sách của Đảng, chính sách pháp luật của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19, chú trọng truyền thông về Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của
Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
2. Truyền thông vận động người dân ủng
hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin
phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”;
vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động
tiêm chủng cá nhân; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người
dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt
Nam.
3. Truyền thông về những nỗ lực của
Chính phủ, Bộ Y tế, các đơn vị liên quan trong đàm phán, mua và cung ứng vắc
xin phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch
tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 (gọi tắt là Chiến dịch), hướng
tới tiêm chủng cho trên 70% dân số Việt Nam đến hết quý I/2022,
đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
4. Truyền thông về Quyết định số
3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch
tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022, chú trọng các nội dung sau:
- Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng,
đưa cuộc sống trở lại bình thường.
- Triển khai Chiến dịch trên địa bàn
toàn tỉnh: Thực hiện chiến dịch, các kết quả đạt được, sự phối hợp liên ngành,
phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để vận động người dân tham
gia, ủng hộ chiến dịch và đi tiêm chủng khi đến lượt.
- Truyền thông về công tác cung ứng vắc
xin cho Chiến dịch, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản
lý tiêm chủng và các hoạt động khác của Chiến dịch.
- Truyền thông các thông điệp, khuyến
cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn,
theo dõi các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời
các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin; khuyến cáo thực hiện Thông điệp
5K cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Truyền thông về các loại vắc xin
phòng COVID-19 sử dụng trong Chiến dịch tiêm chủng; hiệu quả phòng dịch, bệnh
COVID-19, liệu trình tiêm, các khuyến cáo về đối tượng tiêm và theo dõi phản ứng
sau tiêm chủng của từng loại vắc xin.
- Truyền thông về sự phối hợp giữa
các bộ, ngành liên quan và địa phương, doanh nghiệp, tổ chức... trong triển
khai Chiến dịch, kết quả tiêm chủng trên toàn quốc, tại các địa phương.
5. Truyền thông về những nỗ lực, tạo
điều kiện để các loại vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm
được sản xuất và phê duyệt nhằm phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong nước cũng như
đẩy nhanh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để sản xuất vắc xin nước
ngoài tại Việt Nam, góp phần tạo nên an ninh vắc xin phòng COVID-19 cho Việt
Nam.
6. Nâng cao năng lực truyền thông
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, cán bộ y tế và các lực
lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng: Tổ chức đào tạo, tập huấn; xây dựng và
cung cấp các tài liệu truyền thông, các hướng dẫn chuyên môn dành cho cán bộ y
tế, cán bộ tiêm chủng.
7. Phát hiện, nêu gương những cá nhân
điển hình trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao.
8. Theo dõi và xử lý kịp thời khủng
hoảng truyền thông liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt
Nam. Phản bác, xử lý những thông tin sai lệch, tin đồn, tin giả về vắc xin
phòng COVID-19, “trào lưu anti vắc xin” và phòng, chống dịch COVID-19 làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của Chiến dịch.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
1. Truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Phối hợp giữa các cơ quan truyền
thông đại chúng trên địa bàn tỉnh như: Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn,
Báo Bắc Kạn, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh, Trung tâm Văn
hóa - Thông tin và Truyền thông các huyện/thành phố, Cổng Thông tin điện tử tỉnh,
các huyện/thành phố, Trang Thông tin điện tử các sở, ngành...
+ Đăng tải tài liệu truyền thông
phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế để
truyền thông tại tỉnh.
+ Xây dựng các tin bài, phóng sự,
chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, giao lưu trực tuyến... về
Chiến dịch.
+ Sử dụng các sản phẩm truyền thông của
Bộ Y tế biên tập phù hợp để đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
- Mời phóng viên các cơ quan báo chí
tham gia đưa tin, phản ánh những hoạt động thực tế về Chiến dịch tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 tại tỉnh.
2. Truyền thông
trên mạng xã hội
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch
truyền thông của UBND tỉnh, Sở Y tế chủ trì triển khai các hoạt động truyền
thông sau:
- Truyền thông mạnh mẽ về triển khai
Chiến dịch: Chú trọng vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”
để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; cung cấp các khuyến cáo, thông điệp về
tiêm chủng an toàn vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai và giải đáp các
thắc mắc, câu hỏi của người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả
về vắc xin phòng COVID-19 và quá trình triển khai Chiến dịch trên các trang mạng
xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo...).
- Đăng tải và hiệu chỉnh các tài liệu
truyền thông của Bộ Y tế cung cấp sao cho phù hợp với điều kiện của tỉnh để
đăng tải trên các trang mạng xã hội như: tin nhắn, bài viết, hình ảnh/infographic,
video clip, audiospot...; tổ chức các chương trình truyền thông trực tuyến, giải
đáp thắc mắc và các hoạt động truyền thông khác.
- Vận động mọi người tích cực tham
gia các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội do Bộ Y tế phát động và triển
khai thực hiện.
3. Hoạt động đường
dây nóng, truyền thông qua tin nhắn SMS
- Cung cấp số điện thoại đường dây
nóng của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, Sở Y tế và các đơn vị
trong ngành y tế. Cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19. Sử dụng bộ tài liệu truyền thông về vắc xin COVID-19
cho hoạt động đường dây nóng do Bộ Y tế cung cấp (hiệu chỉnh dựa trên Bộ tài
liệu của Bộ Y tế).
- Thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ
viễn thông gửi tin nhắn khuyến cáo, thông điệp về vắc xin phòng COVID-19 đến
các thuê bao di động đang hoạt động tại tỉnh.
4. Truyền thông về
Cổng công khai thông tin tiêm chủng và ứng dụng “Sổ Sức khỏe điện tử”
- Cung cấp thông tin về hoạt động của
Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid-19.gov.vn nhằm công
khai, minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức,
đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Chiến dịch.
- Truyền thông vận động người dân sử
dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân,
như: đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm.
5. Tổ chức truyền
thông lưu động và truyền thông cho người đi tiêm
- Huy động lực lượng Thanh niên tình
nguyện, các tổ chức đoàn thể, Tổ COVID-19 cộng đồng,... tham gia thực hiện truyền
thông lưu động đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố về hoạt động Chiến
dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh.
- Tổ chức tư vấn, cung cấp tài liệu
tuyên truyền về loại vắc xin được tiêm, những điều cần biết khi tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19, đặc biệt là cung cấp số điện thoại đường dây nóng của đơn vị,
địa phương, thông tin về bác sỹ và cơ sở y tế theo dõi sau tiêm chủng để đối tượng
được tiêm chủng an tâm, phối hợp theo dõi sau tiêm chủng đảm bảo an toàn, nâng
cao hiệu quả Chiến dịch.
6. Xây dựng thông
điệp truyền thông phù hợp tình hình địa phương
Dựa trên Kho dữ liệu điện tử tài liệu
truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của
Bộ Y tế, thực hiện hiệu chỉnh trong khuôn khổ được phép, đúng quy định; khuyến
khích thiết kế tài liệu bằng tiếng dân tộc của đồng bào thiểu số đang sinh sống
trên địa bàn tỉnh để tăng hiệu quả truyền thông tại địa phương.
7. Nâng cao năng
lực truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Cử cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng
tham gia các lớp tập huấn do Bộ Y tế tổ chức về Truyền thông Chiến dịch và xử
lý truyền thông về phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tập huấn
về kỹ năng truyền thông cho các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng để
truyền thông đến cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả.
- Tiếp nhận, phân phối, sử dụng tài
liệu truyền thông do Bộ Y tế cung cấp (poster, infographic, tờ rơi...) dành cho
cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.
8. Theo dõi và xử
lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến Chiến dịch, mua và sử dụng vắc xin
phòng COVID-19
- Chủ động thu thập thông tin, lắng
nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn,
tin sai sự thật liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, triển khai
Chiến dịch tại địa bàn. Cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác các thông tin về
kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 để phản bác các tin giả, tin đồn.
- Theo dõi, xử lý kịp thời các khủng
hoảng truyền thông về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các phản ứng
sau tiêm vắc xin tại tỉnh (nếu có), báo cáo và cung cấp các thông tin khoa học,
chính xác để đơn vị chức năng xử lý kịp thời, hiệu quả.
9. Truyền thông về các tấm gương điển
hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương, đơn vị.
V. NGUỒN KINH PHÍ
Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách
nhà nước cho công tác truyền thông về y tế, truyền thông phòng chống dịch
COVID-19, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và nguồn kinh phí địa
phương, các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tiểu Ban ứng
dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID - 19 và truyền
thông
- Phối hợp với các Tiểu ban để chỉ đạo
việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ Chiến dịch tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi
tiêm chủng.
- Phối hợp với Sở Y tế cập nhật kịp
thời các tài liệu truyền thông Chiến dịch tiêm chủng COVID-19 từ kho dữ liệu của
Bộ Y tế bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp và gửi các cơ quan, đơn vị liên quan để
tuyên truyền.
- Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng; xây dựng hệ thống chứng
nhận tiêm chủng.
- Phối hợp với Tiểu ban Tiêm chủng chỉ
đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu, số lượng, tiến độ vắc xin phòng COVID-19 cho
các điểm tiêm chủng và công khai trên bản đồ số hóa Chiến dịch tiêm chủng. Tổng
hợp, báo cáo thường xuyên, đột xuất về Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở
Y tế.
- Chỉ đạo công tác truyền thông Chiến
dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo theo dõi, giám sát việc tổ
chức thực hiện Truyền thông Chiến dịch trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Y tế (là
cơ quan thường trực thực hiện kế hoạch)
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế
tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh, đảm
bảo đúng mục đích, yêu cầu.
- Cập nhật kịp thời các tài liệu truyền
thông từ kho dữ liệu của Bộ Y tế để bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp, in ấn và cấp
phát cho các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng, truyền thông về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tuyên
truyền về các hoạt động của ngành trong công tác triển khai thực hiện Chiến dịch
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn truyền
thông về Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức.
- Bổ sung nội dung cung cấp thông
tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19 trong hoạt động Đường dây nóng của Sở Y tế và các đơn vị trong
ngành, sử dụng Bộ tài liệu cung cấp thông tin vắc xin phòng COVID-19 cho Đường
dây nóng (hiệu chỉnh theo quy định dựa trên bộ tài liệu của Bộ Y tế cung cấp).
- Chủ động thu thập thông tin, lắng
nghe ý kiến dư luận và mạng xã hội để phát hiện, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến
việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch,
chính xác, công khai về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 để phản bác các
tin giả, tin đồn sai sự thật.
3. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa
bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở lựa chọn các hình thức phù hợp tổ chức tuyên
truyền về triển khai Chiến dịch, các nội dung truyền thông bám sát các nội dung
của Kế hoạch này.
- Theo dõi, phối hợp với các ngành,
chức năng xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội về Chiến lược tiêm vắc
xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh
4. Đài Phát
thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn
Xây dựng kế hoạch lịch phát sóng,
chuyên mục, chuyên trang, tin, bài, phóng sự, chương trình truyền hình, chương
trình phát thanh... về triển khai Chiến dịch tiêm chủng, cung ứng vắc xin tại Bắc
Kạn và toàn quốc, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông
điệp, khuyến cáo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi phản ứng
sau tiêm chủng, nêu gương những cá nhân điển hình, kêu gọi người dân ủng hộ chiến
dịch và Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.
5. Sở Tài chính
Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ tổ chức
các hoạt động truyền thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm
2021-2022, hướng dẫn sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
6. Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố
- Lập Kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác truyền thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022
trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên
quan, UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch truyền
thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 đến mọi người
nhân dân, các tổ chức, đơn vị trên địa bàn; huy động các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể, Tổ COVID-19 cộng đồng tham gia hoạt động theo kế hoạch.
- Tổ chức đăng tải các thông tin về
hoạt động Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 trên Trang/Cổng
Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
- Theo dõi, tổng hợp các thông tin
phóng đại, thông tin sai, không chính xác về việc triển khai tiêm phòng
COVID-19 gửi Ban Chỉ đạo tỉnh, và cơ quan chức năng của tỉnh tế để xử lý kịp thời.
7. Các Sở, ban,
ngành tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền đến cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động cơ quan về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 năm 2021 - 2022 của tỉnh để chủ động tham gia, thực hiện; đăng tải các
thông tin, nội dung chương trình kế hoạch của tỉnh về chiến lược tiêm xin phòng
COVID-19 trên Trang/Cổng Thông tin điện tử của Sở, ban, ngành.
- Cử cán bộ tham gia tập huấn truyền
thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi có văn bản triệu tập.
- Theo dõi, tổng hợp các thông tin
phóng đại, thông tin sai, không chính xác về việc triển khai tiêm phòng
COVID-19 gửi Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông để kịp thời xử lý .
8. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
Phối hợp tuyên truyền sâu rộng, chính
xác về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 đến mọi người dân
trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch Truyền thông về
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2021 -
2022, các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện; định kỳ
gửi báo cáo về Sở Y tế trước ngày 25 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Y tế./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP;
- Lưu: VT, VXNV (V).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|