ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
486/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2023
Thực hiện Nghị quyết số
30/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 với những nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Phấn đấu đến cuối năm 2023 có:
1. Cấp huyện: Có 02 đơn vị gồm huyện
Phong Điền và thành phố Huế hoàn thành hồ sơ trình Trung ương thẩm định đạt chuẩn
nông thôn mới (huyện Phong Điền) và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
(thành phố Huế).
2. Cấp xã:
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng
thêm ít nhất 06 xã1.
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao: 10 xã2.
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu: 06 xã3.
- Đối với các xã còn lại tập trung rà
soát đánh giá lại theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, phấn đấu số tiêu
chí đạt chuẩn bình quân tăng 0,3 tiêu chí/xã/năm và nâng chất lượng tiêu chí
theo lịch trình kế hoạch đã đề ra. Trong đó, cần ưu tiên tập trung thực hiện
các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường, hệ thống chính trị và tiếp
cận pháp luật, quốc phòng và an ninh.
3. Cấp thôn, bản:
- Có ít nhất 09 thôn, bản đạt chuẩn
thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu.
- Có ít nhất 40% số thôn, bản vùng đặc
biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới (huyện A Lưới, Nam
Đông, Phú Lộc và Hương Trà).
4. Các chỉ tiêu tác động trực tiếp đến
đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân:
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch:
98%, khu vực nông thôn: 95%.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 toàn tỉnh
giảm: 1,0-1,5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3%
trở lên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% giảm từ 5% trở
lên.
5. Triển khai 06 chương trình theo chỉ
đạo của Trung ương gồm: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP; Chương trình
phát triển du lịch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới
thông minh; Chương trình tăng cường bản vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp
nước sạch nông thôn; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn
mới và Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh,
trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
6. Thực hiện một số nội dung khác
theo chỉ đạo của Trung ương.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
1. Tiếp tục tăng cường và huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình; phát huy hơn nữa vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, vai trò của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân các cấp để
thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao theo Nghị quyết tỉnh Đảng
bộ lần thứ XVI đã đề ra; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của
Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp,
các ngành trong việc tham gia thực hiện các Chương trình.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác vận động bằng nhiều hình thức
phù hợp, cụ thể, có chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và
nhân dân, qua đó, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động trong xây dựng
nông thôn mới; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” để làm cơ sở huy động sự vào cuộc của các cá nhân, tổ chức, thu hút được
sự hưởng ứng, tích cực tham gia của xã hội đóng góp công sức,
trí tuệ và nguồn lực từ xã hội để thực hiện Chương trình.
3. Các sở, ban, ngành, địa phương chủ
động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch giai đoạn
2021-2025 của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương. Trong đó,
các ngành và địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đối từng
xã cụ thể để thực hiện theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2030, tầm nhìn đến 2045 nhằm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy
giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với các đặc
trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông
minh.
4. Tập trung xây dựng các xã phấn đấu
đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm
2023. Rà soát xây dựng các tiêu chí thiếu hụt của các xã đạt chuẩn nông thôn mới
so với bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện các tiêu chí huyện nông
thôn mới, các điều kiện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của
huyện Phong Điền và thành phố Huế trình Trung ương thẩm định.
5. Đối với các xã và huyện Quảng Điền
đã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí của giai đoạn trước, tập trung thực hiện các giải
pháp xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo theo Bộ tiêu
chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chủ động rà soát xác định nội dung tiêu
chí, chỉ tiêu thiếu hụt so với Bộ tiêu chí mới, có giải pháp cụ thể bảo đảm duy
trì đạt chuẩn bền vững;
6. Tập trung thực hiện hiệu quả các nội
dung của Chương trình:
- Nâng cao hiệu quả quản lý và thực
hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã
hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội,
cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các
vùng miền.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ
trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh
mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù
hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh
ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động
của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,... góp phần nâng cao thu nhập
người dân theo hướng bền vững.
- Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ
nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế
và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
- Nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn
- Nâng cao chất lượng môi trường; xây
dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục
hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Thừa Thiên
Huế.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các
dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở;
thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và
tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm
đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật
tự xã hội nông thôn.
- Tăng cường công tác giám sát, đánh
giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới; truyền
thông về xây dựng nông thôn mới; thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới, kịp thời khen thưởng những tấm gương điển hình trong sản
xuất, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm góp
sức lan tỏa trong thực hiện Chương trình
7. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây
dựng nông thôn mới; thực hiện lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương
trình; nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích huy động nguồn lực
tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ
thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới;
8. Triển khai 06 chương trình theo chỉ
đạo của Trung ương, ưu tiên tập trung cho các chương trình theo chỉ đạo thí điểm
của Trung ương trên cơ sở lợi thế và tiềm năng của tỉnh:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực
nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương (nguyên liệu,
văn hóa, tri thức bản địa...) theo hướng kinh tế tuần
hoàn, đảm bảo hệ sinh thái bền vững. Trong đó, ưu tiên
phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.
- Triển khai Chương trình phát triển
du lịch nông thôn: Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển du lịch nông thôn
của tỉnh, xây dựng mô hình thí điểm về du lịch nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển
dịch vụ du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa
phương, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập gắn với bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn diện tiềm năng, thực trạng phát triển du
lịch nông thôn, trang trại nông nghiệp làm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 09/7/2019 của HĐND tỉnh quy định một số
chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2025 và Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 của UBND
tỉnh ban hành Quy định về điều kiện hỗ trợ và trách nhiệm thi hành chính sách hỗ
trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2025. Ưu tiên tập trung xây dựng 02 mô hình du lịch nông thôn đã đăng ký với
Trung ương: Mô hình du lịch cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông và
mô hình du lịch cộng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.
- Triển khai Chương trình chuyển đổi
số, hướng tới nông thôn mới thông minh, trong đó tập trung xây dựng thí điểm mô
hình xã nông thôn mới thông minh (kinh tế số, xã hội số) gắn với lĩnh vực nổi
trội của địa phương (quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an
ninh trật tự, du lịch nông thôn, thương mại điện tử,...) để góp phần thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị, tạo điều kiện để người dân
nông thôn được hưởng chất lượng các dịch vụ như đô thị (y tế, giáo dục, văn
hóa, an ninh trật tự), phát triển kinh tế số, xã hội số ở nông thôn. Tiếp tục
triển khai thực hiện xây dựng mô hình “Xã thông minh”, thực hiện thí điểm tại
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc theo kế hoạch
265/KH-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh; xây dựng xã Quảng Thọ là xã “Xã nông
thôn mới thông minh” đạt xã kiểu mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin.
- Triển khai Chương trình tăng cường
bản vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn: Xây dựng và giữ
gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, hình
thành các vùng quê đáng sống. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với duy trì
thực hiện tốt Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, đẩy mạnh phong trào “Nói không với
túi ni lông sử dụng 01 lần”, thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn; phân loại rác thải tại chỗ,... Xây dựng các mô hình thí điểm theo chỉ đạo
của Trung ương.
- Triển khai Chương trình khoa học
công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu có 01-02 đề tài nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản góp phần gia tăng giá trị và phát triển
các sản phẩm đặc sản của địa phương; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của 02 huyện A Lưới
và Nam Đông theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với
biến đổi khí hậu.
- Chương trình nâng cao chất lượng,
hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới: Nhằm
đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, tạo điều
kiện cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực
hiện tốt các mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao chất lượng
đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân. Theo đó, tập trung đấu tranh, ngăn
chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm,
tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự
so với năm trước, mỗi địa phương kéo giảm ít nhất 05% số vụ phạm tội về trật tự
xã hội so với thống kê năm 2019.
9. Tiếp tục phát huy vai trò lãnh chỉ
đạo của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp; củng cố, kiện
toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện theo hướng chuyên nghiệp,
hoạt động hiệu quả, tăng cường bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới.
10. Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XII); nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán
bộ, công chức các cấp đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới ở địa phương.
III. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN BỐ TRÍ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn lực: Vốn ngân sách Trung
ương, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo kế hoạch.
2. Dự kiến tổng vốn huy động:
3.662.565 triệu đồng.
a) Chương trình mục tiêu quốc gia Xây
dựng nông thôn mới: Dự kiến 3.044.468 triệu đồng, bao gồm:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ:
125.747 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển: 91.900 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 33.847 triệu đồng.
- Vốn ngân sách địa phương đối ứng:
188.621 triệu đồng.
- Vốn lồng ghép khác: 30.000 triệu đồng.
- Vốn tín dụng4: 2.700.000 triệu đồng.
- Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế:
30.000 triệu đồng.
- Nhân dân đóng góp: 70.000 triệu đồng.
b) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững: 340.501 triệu đồng, bao gồm:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ:
296.088 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển: 154.709 triệu đồng.
+ Vốn sự
nghiệp: 141.379 triệu đồng.
- Vốn ngân sách địa phương đối ứng
15% (tỉnh, huyện, xã): 44.413 triệu đồng.
c) Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi: Dự kiến 277.596 triệu đồng, bao gồm:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ:
241.388 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển: 120.432
triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 120.956 triệu đồng.
- Vốn ngân sách địa phương đối ứng
15% (tỉnh, huyện, xã): 36.208 triệu đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương
có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã tham
mưu UBND tỉnh lồng ghép, huy động nguồn lực (ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương, huy động hợp pháp khác) thực hiện kế hoạch.
3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương rà soát quy hoạch nông
thôn mới cấp xã, quy hoạch vùng huyện hướng dẫn các địa phương triển khai thực
hiện đảm bảo theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương có
liên quan triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số, hướng tới nông thôn
mới thông minh, xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương có liên quan đẩy mạnh
phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương
xây dựng kế hoạch cụ thể đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển
phấn đấu đạt chuẩn năm 2023.
7. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ
thể đối với các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phấn đấu đạt
chuẩn năm 2023.
8. Các sở, ban, ngành tổ chức chỉ đạo,
theo dõi và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới có liên
quan theo phân công của UBND tỉnh tại các Quyết định số 2263/QĐ-UBND; Quyết định
số 2264/QĐ-UBND; Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 về việc ban hành Bộ
tiêu chí địa phương đạt chuẩn nông thôn mới xã nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2021-2025.
9: UBND các huyện, thị xã, thành phố
Huế chủ động và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và Văn phòng Điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổ chức triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với
các sở, ban ngành liên quan tăng cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân
tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới; đồng thời chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp
vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng
nông thôn mới, trong đó chú trọng đến công tác vận động, tổ chức thực hiện xây
dựng cảnh quang, môi trường xanh - sạch - sáng, đẹp, giám sát việc bảo vệ môi
trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh việc
nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng
đồng dân cư, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.
11. Hàng quý các sở, ban, ngành, đơn
vị liên quan và các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình thực hiện (qua
Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh) trước ngày 25 của tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Trung ương.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các sở,
ban, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Văn phòng Điều phối CTXDNTM TW;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Hải Minh
|
1 Gồm có 10 xã phấn đấu đạt chuẩn năm
2021-2022: Phong Xuân, Phong Bình, Điền Hương, Phong Chương, Phong Sơn, Bình Tiến,
Bình Thành, Vinh An, Xuân Lộc, Hương Thọ và 05 xã phấn đấu năm 2023: Phú Xuân,
Lộc Thủy, Hồng Thượng, Thượng Long và Hương Hữu (đối với các xã dự kiến đạt
chuẩn năm 2021-2022 sau khi thẩm định có Quyết định đạt chuẩn nông thôn mới (dự
kiến trong 10 xã dự kiến có ít nhất 06 xã đạt
chuẩn) sẽ phấn đấu xã nông thôn mới nâng cao).
2 Gồm có 16 xã phấn đấu đạt chuẩn năm
2021-2022: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Công, Phong An, Phong Hiền, Điền Lộc,
Phong Hoà, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Phù, Dương Hoà, Lộc Bổn, Vinh Hưng, Vinh Mỹ,
Phú Mỹ, Hương Toàn, và 08 xã phấn đấu năm 2023: Quảng Vinh, Phú Hồ, Phú Sơn, Lộc
An, Lộc Trì, Hải Dương Hương Thọ và Hương Phong (A Lưới) (đối
với các xã dự kiến đạt chuẩn năm 2021-2022 sau khi thẩm định có Quyết định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (dự kiến trong 16 xã dự kiến có 03 xã đạt chuẩn) sẽ phấn đấu
xã nông thôn mới kiểu mẫu).
3 Gồm có 11 xã phấn đấu sau: Thủy Thanh, Lộc Bổn,
Hương Lộc, Hương Xuân, Phú Mỹ, Phú Mậu, Vinh Hưng, Thủy
Phù, Thủy Tân, Phong Hiền và Điền Lộc.
4 Nguồn vốn tín dụng đã bao gồm của cả 02
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi