Kế hoạch 483/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình trọng điểm năm 2023 về phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 483/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 483/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM NĂM 2023 VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 05/12/2022 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thực hiện chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm năm 2023 về phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung chyếu sau:

I. MỤC TIÊU

- Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư đồng bộ, hiện đại hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển đô thị, nông thôn theo hướng bền vững và từng bước hoàn thiện hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn gắn với bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp, điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế, nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao, tăng nguồn thu ngân sách; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế so sánh của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại

1.1. Về quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn:

- Tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án quan trọng: (1) Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 và Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý I/2023; (2) Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (3) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; (4) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; (5) Đề án phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền.

- Tập trung rà soát các quy hoạch chung đô thị, nông thôn, khu chức năng để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; tiếp tục nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu; gắn công tác quy hoạch đô thị với bố trí nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và chỉnh trang đô thị. Xây dựng và quản lý thực hiện tốt các quy hoạch 1/5.000,1/2.000 trên địa bàn. Đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường và rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với các đô thị đã được công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh

- Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Thanh Hà, Phú Mỹ đạt tiêu chí đô thị loại V đến năm 2025; đô thị Lâm Đớt, Hồng Vân đến năm 2030; hạ tầng các xã lên phường theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy theo định hướng phát triển của Tỉnh.

1.2. Về hạ tầng giao thông:

Phối hợp với các cơ quan Trung ương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm: đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn; mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Tiếp tục đầu tư hệ thống giao thông đối ngoại do địa phương quản lý, tập trung các tuyến kết nối khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh nhằm tạo động lực và có tính chất lan tỏa phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hoàn thành các tuyến đường Phú Mỹ - Thuận An; đường Chợ Mai - Tân Mỹ; đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa) trong năm 2023. Tiếp tục thực hiện dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An; đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền - Điền Lộc; đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương. Hoàn thành thủ tục đầu tư để sớm triển khai các dự án trọng điểm: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Vành đai 3.

Tiếp tục thực hiện các dự án chnh trang đô thị: Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh); Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế. Hoàn thành dự án cầu bắc qua sông Lợi Nông trong năm 2023. Triển khai thực hiện các dự án: Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều; Chỉnh trang, mở rộng nút giao Trần Phú - Đặng Huy Trứ - Đoàn Hữu Trưng, thành phố Huế; Đường Lâm Hoằng nối dài, thành phố Huế; Chỉnh trang đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên (Tỉnh lộ 6B), huyện Phong Điền; Nâng cấp mở rộng đường ven sông Bồ đoạn Tứ Hạ - Hương Văn - Hương Xuân - Hương Toàn, thị xã Hương Trà; Hạ tầng đô thị Phú Đa, huyện Phú Vang; Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 15 (đoạn từ đường tránh Huế đến ranh giới khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV) trong năm 2023.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư một số công trình nhằm khai thác thế mạnh về tiềm năng văn hóa, du lịch trên địa bàn như dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần tỉnh Thừa Thiên Huế,...

1.3. Về hạ tầng cấp nước và xử lý nước thải:

Tập trung triển khai các dự án cấp nước sạch. Thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế. Ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các khu công nghiệp.

1.4. Về hạ tầng cấp điện:

Đảm bảo việc hỗ trợ cung cấp điện thi công đến hàng rào công trình theo quy hoạch. Tập trung đầu tư vào các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đô thị như: cấp điện sinh hoạt, tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng, tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng,...

1.5. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông:

Tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ triển khai xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, hình thành đô thị thông minh. Triển khai các dự án thuộc chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế và dự án Tòa nhà Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.6. Về hạ tầng thương mại, du lịch:

Đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch như: Trung tâm thương mại dịch vụ tại khu A - Đô thị mới An Vân Dương; Siêu thị vật liệu thông minh thuộc khu C - Đô thị mới An Vân Dương; Trung tâm thương mại dịch vụ tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà,... Tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ gắn với xây dựng chợ văn minh thương mại1.

Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Sớm khởi công một số tuyến đường kết nối các điểm du lịch như Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã,... Triển khai một số hạng mục dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II như: Đường nối từ Quốc lộ 1A đến điểm du lịch Thiền viện Trúc Lâm - Bạch Mã; đường tránh phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén; nâng cấp các bến thuyền sông Hương và đầm phá; hạ tầng du lịch theo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND tại các địa phương2. Đầu tư các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế, các dự án chỉnh trang đô thị cảnh quan hai bờ sông Hương,...

1.7. Về hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đi khí hậu:

Tiếp tục đầu tư các dự án bảo vệ bờ biển. Đầu tư nâng cấp đê, kè chống xói lở bờ sông, bờ biển, nâng cấp các đoạn đê xung yếu; đầu tư các dự án nhằm tăng khả năng thoát lũ, giảm ngập úng vùng hạ du, thấp trũng như: Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê; Nâng cấp hệ thống đê sông Thiệu Hóa; Nâng cấp, sửa chữa tuyến Hói Hà, Hói Nậy, xã Phong Bình và xã Phong Chương, huyện Phong Điền; Hệ thống thoát lũ Hói Ngã Tư và Nạo vét và gia cố các thủy đạo sau cống thoát lũ kết hợp giao thông, huyện Quảng Điền; Đê bờ hữu sông Đại Giang đoạn qua xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy; Hệ thống Kênh thoát lũ cách ly Phú Lương, Diêm Tụ - Phú Gia và nâng cấp đê Trường Lưu Phú Đa 2, đê Đại Giang đoạn từ hói Trường Lưu về cầu Đại Giang, huyện Phú Vang; Nạo vét gia cố mái các điểm xung yếu hói 5 xã, hói 7 xã và Kè sông Bồ qua phường Tứ Hạ, phường Hương Xuân, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà; Kè chống sạt lở bờ sông Tả Trạch đoạn từ cầu Khe Tre đến trung tâm Y tế huyện Nam Đông,... Triển khai các dự án Bảo vệ và Phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển và Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung huyện Phong Điền,...

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ