Kế hoạch 48/KH-UBND thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2021

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 04/02/2021
Ngày có hiệu lực 04/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH LÀO CAI NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 2997/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đán “Mỗi xã một sản phm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Chương trình OCOP Lào Cai);

Căn cứ Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đán “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng chính phphê duyệt Chương trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đ án “Mi xã một sản phẩm” tỉnh Lào Cai, năm 2021, cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Trin khai đồng bộ các giải pháp, huy động các ngun lực xã hội đthực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025” và năm 2021 trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.

2. Bám sát quan đim, mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã một sản phm - OCOP” và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Chủ động, quyết tâm; phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu tiêu chuẩn hóa thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố để được chứng nhận OCOP. Trin khai xây dựng và phát triển các làng (bản), điểm du lịch cộng đồng. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chui giá trị, hoàn thiện tchức sản xut theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với t hp tác, hp tác xã và doanh nghiệp.

2. Củng cố ít nhất 12 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiềm năng thế mạnh của các địa phương (Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hp tác xã), trong đó, phát triển thêm ít nhất 07 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP (ưu tiên Hp tác xã, Công ty Cổ phần).

3. Đào tạo, tập huấn 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện về kiến thức, kỹ năng tổ chức đánh giá, phân hạng sản phm OCOP (Thành viên BCĐ, thành viên của các hội đng, tgiúp việc OCOP các cấp); Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xut, kinh doanh, bán hàng cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, T hp tác, chủ hộ sản xut có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình.

4. Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP (về tchức kinh tế, sản phẩm OCOP của tỉnh) nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước và kết ni thông tin, xúc tiến thương mại sản phm OCOP của tỉnh.

5. Đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai Chu trình OCOP thường niên, thực hiện các nội dung

- Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phm.

- Tchức đánh giá, xếp hạng sản phm OCOP cp huyện năm 2021.

- Giám sát đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại Hội nghị đánh giá cấp huyện.

- Tchức kiểm định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho các sản phẩm dự thi.

- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

- Trao Giy chứng nhận cho các sản phm đạt sao OCOP.

- Kim tra các cơ sở sản xuất, sản phẩm sau khi được công nhận sản phm OCOP năm 2020.

2. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.

[...]