Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 về triển khai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2018
Ngày có hiệu lực 15/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH BẮT BUỘC ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; tạo được sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội trong việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đặc biệt là đối tượng trẻ em.

2. Nâng cao trách nhiệm và khả năng phối hợp, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm.

3. Tăng tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với người lớn là 95%, đối với trẻ em là 90% vào năm 2020, góp phần làm giảm tỷ lệ thương tích do tai nạn giao thông gây ra.

II. YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến từng cơ quan, tổ chức, từng hộ gia đình các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể), các tổ chức chính trị - xã hội phải gương mẫu, chấp hành và động viên, tuyên truyền cho người thân, con em trong gia đình các quy định về sản xuất, kinh doanh và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

3. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, đặc biệt các loại mũ kém chất lượng, mũ không phải mũ bảo hiểm.

4. Kiểm soát, xử lý nghiêm người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; kể cả trẻ em.

III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động tuyên truyền:

a) Nội dung tuyên truyền:

- Đội mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt như hành vi không đội MBH; các chế tài và mức xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán và sử dụng MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Cách nhận biết và phân biệt mũ giả mạo MBH, MBH không đạt tiêu chuẩn chất lượng và mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như: Mũ giả mạo mũ bảo hiểm là những loại mũ không có tem hp quy CR, không có nhãn “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc không có đủ ba bộ phận như vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong và quai mũ.

- Cảnh báo tác hại và hậu quả của việc sản xuất, kinh doanh, mua bán và sử dụng mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội cam kết cá nhân và người thân trong gia đình sử dụng MBH đúng quy chuẩn.

- Mức xử phạt vi phạm hành chính của hành vi đội mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

b) Hình thức tuyên truyền:

- Trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài..., thông qua các phóng sự, chuyên mục, tin, bài, hình ảnh,...

- Tuyên truyền trực quan thông qua các áp phích, tờ rơi, tổ chức diễu hành,...

- Tổ chức cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh mua bán MBH ký cam kết chỉ sản xuất, kinh doanh và mua bán MBH đúng quy chuẩn.

- Tổ chức ký cam kết sử dụng MBH đúng quy chuẩn tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh và mua bán MBH đúng quy chuẩn.

2. Xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mua bán MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

a) Về mặt hàng:

[...]