Kế hoạch 4623/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP và Chương trình hành động 36-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 4623/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2017
Ngày có hiệu lực 19/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4623/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 21/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 36-CTR/TU NGÀY 19/4/2017 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01/11/2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ

Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 27/NQ-CP) và Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 19/4/2017 của Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là Chương trình s 36-CTr/TU) thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP và Chương trình số 16-CTr/TU, với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu làm cơ sở để chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, đảm bảo phù hợp với quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII), Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 36-CTr/TU của Tỉnh ủy.

2. Kế hoạch là căn cứ để các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết đchỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời, là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt từ 8,0 - 9,0%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt từ 70 - 73 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 14 - 15%.

2. Giai đoạn 2016 - 2020, hàng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm cao hơn 7,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020.

3. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó đào tạo nghề đạt 55%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 30.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tui dưới 2%, trong đó khu vực thành thị dưới 3%; phấn đấu giảm nghèo bình quân hàng năm tối thiểu 1,5 - 2%; riêng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm tối thiểu 2-3% (theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020)

4. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND tỉnh trong Quý IV năm 2017. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, rà soát, tham mưu UBND tỉnh danh mục các dự án điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch có liên quan bảo đảm đồng bộ và thống nhất.

- Tham mưu tính toán năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng GRDP và các giải pháp đđảm bảo năng suất TFP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35% GRDP.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Chi cục Hải quan Đà Lạt, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Phí, lệ phí, các Luật Thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết HĐND tỉnh, phấn đấu tng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 10-12%/năm.

- Bảo đảm cân đối thu - chi ngân sách nhà nước. Quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng thuế, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyn giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với các trường hợp có rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Điều hành dự toán thu, chi ngân sách và tài sản công chặt chẽ, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách ở tất cả các ngành, các cấp, đặc biệt là đầu tư, mua sắm tài sản công. Nghiên cứu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hợp lý tăng chi đầu tư phát triển, phấn đấu chi đầu tư phát triển năm sau cao hơn năm trước khoảng 2%, phấn đấu đến năm 2020, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 25% - 26% tổng chi ngân sách nhà nước.

- Tổ chức thực hiện việc đấu thầu mua sắm tài sản công theo đúng quy định và đảm bảo hiệu quả; tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đồng bộ, linh hoạt các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội để bảo đảm phát triển n định, bền vững; tiếp tục huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả cao, có tác động lan tỏa.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện ba đột phá chiến lược:

2.1. Triển khai thực hiện việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn với các trọng tâm:

a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các Nghị quyết và chỉ đạo của Trung ương về cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp nhà nước.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện:

- Phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực, địa phương mang lại hiệu quả cao và có tác động lan toả. Xây dựng chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội đđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

[...]