Kế hoạch 4505/KH-UBND năm 2021 hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 4505/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2021
Ngày có hiệu lực 20/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4505/KH-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030 gồm các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Điều tra, thống kê, kiểm kê diện tích các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn tỉnh; xác lập được các vùng đất ngập nước quan trọng, các vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái và xây dựng được cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước quan trọng.

- Lập hồ sơ, báo cáo đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thẩm định Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng hiện có trên địa bàn tỉnh, vùng bán ngập các lòng hồ thủy điện, thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh...

- Mạng lưới các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh được thiết lập và hoạt động có hiệu quả, trong đó chú trọng các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường.

- 70% các vùng đất ngập nước nằm trong Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh được kiểm soát có hiệu quả việc chuyến đối mục đích sử dụng đất.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Số lượng vùng đất ngập nước đáp ứng tiêu chí vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương được tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý, quan trắc, giám sát theo quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và hướng dẫn của Công ước Ramsar.

- Phục hồi được ít nhất 25% vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái; tăng số lượng các khu bảo tồn đất ngập nước.

- Các vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường.

- Năng lực và trang thiết bị cho các tổ chức, cá nhân làm công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng được tăng cường.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước và điều tra, xác lập Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng:

- Điều tra, đánh giá hiện trạng, thống kê, kiểm kê diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh, bao gồm nội dung: hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, đa dạng sinh học; dịch vụ hệ sinh thái; hiện trạng quản lý; các mối đe dọa đến các vùng đất ngập nước; xác lập các ưu tiên quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng đến năm 2030.

- Xác định các vùng đất ngập nước quan trọng dễ bị tổn thương bởi tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu và có chế độ ưu tiên trong việc quản lý, bảo tồn các vùng đất ngập nước này.

2. Thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước:

- Điều tra, xác định các vùng đất ngập nước quan trọng có tiềm năng thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và triển khai thành lập mới các khu bảo tồn đất ngập nước trên toàn tỉnh.

- Xây dựng hồ sơ, đề cử vùng đất ngập nước quan trọng tại các địa phương và tổ chức hoạt động mạng lưới các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý và kế hoạch tạo nguồn tài chính bền vững cho các khu bảo tồn đất ngập nước.

- Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước theo hướng dẫn của Công ước Ramsar và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái:

- Điều tra, đánh giá mức độ suy thoái, nguyên nhân và khả năng phục hồi của các vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái trên địa bàn tỉnh, ưu tiên phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái tại các khu bảo tồn đất ngập nước.

- Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát các mối đe dọa, đánh giá mức độ tác động đến các vùng đất ngập nước quan trọng, đặc biệt là các vùng đất ngập nước quan trọng dễ bị tổn thương.

[...]