Kế hoạch 446/KH-UBND năm 2023 thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023-2030

Số hiệu 446/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2023
Ngày có hiệu lực 13/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 446/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2023-2030

Thực hiện Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; Kế hoạch phối hợp liên ngành số 411/KHLN/TE-MT-ATGT-C07-TCTDTT-TCPCTT-GDTC-HĐĐTW- ĐCT-BXH ngày 25/7/2022 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Trung ương Hội Nông dân về phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022-2030;

UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CHỈ TIÊU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội về quản lý, tổ chức các hoạt động bơi, phong trào tập luyện bơi và phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Đẩy mạnh, kiểm soát, tăng cường các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em, nhất là trong công tác phối hợp liên ngành nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em tử vong và thương tích do đuối nước gây ra, bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước trẻ em cho các cơ quan, tổ chức, gia đình, người dân và bản thân trẻ em thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục... Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em, đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình và xã hội.

- Tạo thuận lợi về cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức dạy bơi và các kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn đuối nước tại địa phương hiệu quả, thiết thực, từng bước giảm thiểu các trường hợp tai nạn đuối nước.

- Các cơ sở tổ chức hoạt động bơi, lặn, vui chơi giải trí dưới nước có huấn luyện viên, hướng dẫn viên dạy bơi, nhân viên cứu hộ đuối nước được tập huấn kiến thức nghiệp vụ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị chuyên môn, vệ sinh, an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Chỉ tiêu

- 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.

- 90% trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

- 100% công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em.

- 80% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.

- Các huyện, thành phố, thị xã, các cơ sở giáo dục triển khai kế hoạch, hướng dẫn, tư vấn, giáo dục kỹ năng an toàn trong môi trường nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em.

II. NHIỆM VỤ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội về vai trò, tác dụng của tập luyện môn bơi để giúp trẻ em biết bơi, rèn luyện kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn nước đuối nước, nâng cao sức khỏe.

- Tuyên truyền về phòng, chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, truyền thông trực tiếp. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước về phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp tại các trường học, cộng đồng, cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em về các nguy cơ đuối nước và biện pháp phòng tránh thông qua đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên làm công tác trẻ em, nhân viên y tế, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân).

- Tổ chức hội thảo bàn giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

- Lồng ghép tuyên truyền các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

- Xây dựng các sản phẩm truyền thông phòng, chống đuối nước trẻ em phù hợp với đối tượng, điều kiện của địa phương, với cộng đồng, trường học.

- Xây dựng bộ tài liệu, video clip, tranh ảnh hướng dẫn về các kỹ thuật bơi cơ bản, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng cứu đuối an toàn; tài liệu hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em; đồng thời đổi mới nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy kiến thức và kỹ năng bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tại các khu du lịch biển, khu vui chơi giải trí...

[...]