Kế hoạch 4405/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 28-KH/TU thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW “về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030” do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 4405/KH-UBND
Ngày ban hành 13/12/2021
Ngày có hiệu lực 13/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4405/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 28-KH/TU NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 07-CT/TW NGÀY 06 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG “VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, TIẾN TỚI CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS TẠI VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2030”

Thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS trên địa bàn tỉnh trước năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trong đơn vị và tại địa phương.

3. Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố kiện toàn lực lượng làm công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS. Xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là một nội dung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; tiêu chí để đánh giá hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, đảng viên trong xây dựng tổ dân phố, thôn, làng, gia đình văn hóa.

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan.

- Rà soát, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu có chính sách đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên môn về tư vấn xét nghiệm HIV.

- Nghiên cứu nâng mức đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng chi trả từ nguồn Bảo hiểm Y tế cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chuyên môn trong phòng, chống HIV/AIDS

- Tập trung triển khai rộng rãi, linh hoạt và hiệu quả các giải pháp chuyên môn trong phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

- Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị nhiễm HIV toàn diện, kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác phù hợp cho từng đối tượng và địa phương.

- Mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV. Triển khai mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp cho từng nhóm nguy cơ, các đối tượng có liên quan trực tiếp đến người nhiễm HIV, phụ nữ mang thai…

- Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trạm tạm giam, các trung tâm giáo dục, lao động xã hội. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân, đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS.

- Chủ động theo dõi, giám sát và dự báo kịp thời tình hình dịch HIV/AIDS; triển khai nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, các sáng kiến mới trong phòng, chống HIV/AIDS.

3. Huy động các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS nhằm tác động hiệu quả tới mọi đối tượng, cộng đồng dân cư, từng gia đình, từng người dân, nhất là thanh, thiếu niên và nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động phòng, chống tệ nạn xã hội. Thường xuyên rà soát, giới thiệu việc làm động viên người nhiễm HIV tái hòa nhập cộng đồng.

- Rà soát, bổ sung các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS theo hướng đồng bộ, thống nhất với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, khuyến khích các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức tư nhân tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Lồng ghép, phối hợp hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố, thôn, bản văn hóa, cuộc vận động "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"...

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tham gia hoạt động điều trị nghiện chất. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]