Kế hoạch 440/KH-UBND năm 2016 thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 trong INDC của Việt Nam thuộc lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 440/KH-UBND
Ngày ban hành 04/10/2016
Ngày có hiệu lực 04/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 440/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 04 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRONG INDC CỦA VIỆT NAM THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Công văn số 5209/BGTVT-MT, ngày 11/5/2016 của Bộ Giao thông vận tải, về việc xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (INDC) giai đoạn 2021-2030. y ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 trong INDC của Việt Nam thuộc lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mc đích:

- Chủ động huy động mọi nguồn lực nhằm tiến hành đồng thời các giải pháp góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động giao thông vận tải;

- Chủ động phát triển giao thông vận tải theo hướng đồng bộ, bền vững, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

2. Yêu cầu:

- Lồng ghép việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong cập nhật, xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông vận tải là chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tái cơ cấu vận tải để đạt được cơ cấu thị phn vận tải năm 2030 trong chiến lược phát triển dịch vụ vận tải theo hướng tăng thị phần vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là thị phần vận tải hành khách khối lượng lớn (đường st, xe buýt nhanh);

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, năng lược sạch và phương tiện, thiết bị, công nghệ có hiệu sut năng lượng cao trong giao thông vận tải;

- Xây dựng năng lực quản lý, kiểm kê phát thải khí nhà kính từ các hoạt động giao thông vận tải; áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Quy hoạch và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải; phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiều nhiên liệu;

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải có trọng đim, kết nối với các trung tâm kinh tế và các khu vực sản xuất tập trung hàng hóa quy mô lớn, thông qua đầu tư vào hạ tầng giao thông với công nghệ, kỹ thuật hiện đại; tăng cường phát triển hệ thống giao thông gắn với mục tiêu tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế - môi trường cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Tổ chức vận chuyển hàng hóa một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2. Quản lý hoạt động vận tải theo hướng phát thải thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến xe buýt nhanh như Gia Nghĩa - Buôn Ma Thuột và Gia Nghĩa đi các tỉnh lân cận;

- Tiếp cận, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận chuyn hàng hóa.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong giao thông vận tải

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, điều hành và khai thác vận tải góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh trong giao thông vận tải;

- Đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch (CNG, LPG...) đối với phương tiện giao thông cơ giới; rà soát, từng bước loại bỏ công nghệ, phương tiện, thiết bị kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường;

- Tổ chức thí điểm và triển khai nhân rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu hao năng lượng (pin năng lượng mặt trời, đèn led,...) vào các hạng mục chiếu sáng, báo hiệu giao thông và các hạng mục tiêu tn năng lượng khác thuộc dự án bảo trì, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới

Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng phương tiện nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật phương tiện, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải của các loại phương tiện giao thông, từng bước thực hiện kim soát khí thải đối với xe mô tô, gắn máy tham gia giao thông.

5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải

[...]