Kế hoạch hành động 4386/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 149/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 4386/KH-UBND
Ngày ban hành 14/11/2023
Ngày có hiệu lực 14/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng A Tính
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4386/KH-UBND

Lai Châu, ngày 14 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 149/NQ-CP NGÀY 21/9/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23-CT/TW NGÀY 25/5/2023 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23- CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 17/7/2023 của Tỉnh ủy Lai Châu.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

2. Yêu cu

- Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các quy định tại Chỉ thị số 23- CT/TW và Kế hoạch số 186-KH/TU; Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 17/7/2023 của Tỉnh ủy Lai Châu nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Các cấp chính quyền phải xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông.

- Bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông được thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, chính quyền địa phương đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông

1.1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

a) Mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông và được xác định rõ trong chương trình công tác hàng năm và dài hạn của các Sở, ban, ngành, địa phương.

b) Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông. Kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra xử lý nghiêm, đồng thời xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm nếu trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách quản lý để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do lỗi chủ quan không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

c) Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.

1.2. Phân công trách nhim

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục giảm tai nạn giao thông và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công nhân viên.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông

Các sở, ban, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm được giao chủ động rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông để đề xuất, tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các sở, ban, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân; huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

3.1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

a) Đa dạng hoá nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tôn giáo giáo dục cho nhân dân nhất là đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên ý thức chấp hành pháp luật và hành vi văn hoá trong tham gia giao thông.

b) Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tích cực, chủ động phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.

3.2. Phân công trách nhiệm

a) Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng kỹ thuật số, các ứng dụng trên các thiết bị thông minh, các ứng dụng trò chơi về an toàn giao thông; tổ chức vận động xây dựng văn hóa giao thông trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ động cung cấp thông tin về công tác triển khai thực hiện, kết quả bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để các cơ quan báo chí và truyền thông tuyên truyền kịp thời và hiệu quả.

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông qua nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng và phù hợp.

[...]