Kế hoạch 426/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

Số hiệu 426/KH-UBND
Ngày ban hành 26/12/2023
Ngày có hiệu lực 26/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 426/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2024

Thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (sau đây gọi tắt là Đề án) được phê duyệt theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Tư pháp về thực hiện Đề án; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án; tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân (đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân

Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực, trong đó chú trọng đến đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo chất lượng công tác trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Cơ quan chủ trì: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

- Sản phẩm: Hội nghị, hội thảo,...

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm hình thành thói quen tìm hiểu, áp dụng và tuân theo pháp luật của người dân

Thông tin, truyền thông pháp luật thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó chú trọng các hình thức trực quan sinh động và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật từ đó hình thành thói quen tìm hiểu, áp dụng và tuân thủ pháp luật của người dân.

Cơ quan chủ trì: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Cơ quan phối hợp: Các cơ quan thông tấn, báo chí và cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2024.

3. Khảo sát nhu cầu tiếp cận pháp luật của người dân và thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở

Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng áp dụng pháp luật của người dân; nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý (đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo). Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng,...

Cơ quan chủ trì: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Thời gian thực hiện: Năm 2024.

4. Phát huy trách nhiệm xã hội các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân

Rà soát, nghiên cứu và tham mưu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, tạo cơ sở pháp lý nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội, qua đó phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; triển khai, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Công chứng viên tỉnh, và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp phối hợp thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

- Sản phẩm: Kế hoạch, báo cáo,...

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ