Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em tỉnh Hưng Yên năm 2023

Số hiệu 42/KH-UBND
Ngày ban hành 06/03/2023
Ngày có hiệu lực 06/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 06 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/202 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em tỉnh Hưng Yên năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn th, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyn trẻ em, giải quyết các vn đ vtrẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; tạo sự chuyn biến mạnh mẽ hơn trong thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh.

b) Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em; chủ động phòng ngừa, giảm thiu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; bảo đảm thực hiện các chính sách trgiúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Yêu cầu

a) Các sở, ngành, địa phương chđộng xây dựng kế hoạch, phù hợp với nội dung Kế hoạch của tỉnh, đồng thời, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và điều kiện cụ thể của sở, ngành, địa phương.

b) Các hoạt động triển khai đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. 10/10 huyện, thành phố, thị xã thường xuyên rà soát, thu thập số liệu về trẻ em và quản lý, theo dõi số liệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; đảm bảo trên 92% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ, chăm sóc dưới các hình thức.

2. Giảm tỷ ltrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống còn dưới 1%.

3. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 100%.

5. Phấn đấu giảm tối đa số vụ trẻ em bị tai nạn, thương tích và trẻ em bị xâm hại.

6. 93% đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp và cộng tác viên thôn, khu phđược tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch để thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của tỉnh

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em: Kế hoạch số 106/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 05/5/2021 về thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 10/01/2019 về chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đi tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2019 - 2025; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2019 về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2019 - 2025; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 28/11/2019 về thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phưng, thị trn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kế hoạch số 02/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;...

b) Bố trí nguồn lực, phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch khác đã ban hành; lồng ghép xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bố trí, lồng ghép hiệu quả ngân sách địa phương, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và trong các chương trình, kế hoạch công tác của các sở, ban, ngành có liên quan.

c) Bảo đảm thực hiện các chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng đến đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa được hỗ trợ chăm sóc thay thế, ưu tiên chăm sóc thay thế tại môi trường gia đình.

d) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên tham gia Ban điều hành, Ban bảo vệ trẻ em các cấp, nhóm Thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã và đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em tại cơ sở. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình, trong trường học; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hỗ trợ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; phòng ngừa, giảm thiu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước, tai nạn giao thông ở trẻ em; chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; hỗ trợ thực hiện tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trn phù hợp với trẻ em.

d) Tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

a) Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật, chính sách về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; quyền tham gia của trẻ em; các chương trình, kế hoạch hằng năm, giai đoạn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; quan tâm giáo dục kiến thức, kỹ năng làm cha, mẹ và kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em. Tuyên truyền vận động nhân dân và toàn xã hội xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho mọi trẻ em.

b) Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyn đi hành vi về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng: truyền thông qua các hội nghị, hội thi, hội thảo, tọa đàm; chú trọng truyn thông qua mạng xã hội, truyền thông trực tiếp đến từng gia đình, trường học, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em; xây dựng phóng sự, video clip, phát thanh, bản tin, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương...; chăng treo băng zôn, khu hiệu, pano, áp phích; tổ chức các hội thi, sinh hoạt cộng đồng...; xây dựng, sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông đa dạng, phù hợp với từng đối tượng (tài liệu, tờ rời, tờ gấp, sách mỏng...) cấp phát cho trẻ em, phụ huynh, cộng đồng dân cư, cộng tác viên, cán bộ làm công tác trẻ em...

[...]