Kế hoạch 42/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022
Số hiệu | 42/KH-UBND |
Ngày ban hành | 08/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Lâm Hải Giang |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/KH-UBND |
Bình Định, ngày 08 tháng 04 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ KHỞI NGHIỆP” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2022
Thực hiện Quyết định 1735/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định (gọi tắt là Đề án 939); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 939 trên địa bàn tỉnh năm 2022 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch); cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển kinh doanh phát huy sức sáng tạo của phụ nữ.
- Hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, tranh thủ nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ mô hình kinh doanh, khởi nghiệp hiệu quả, nhằm phát triển doanh nghiệp, sản xuất và dịch vụ.
- Đề xuất chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn vay, đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo đa chiều, mô hình sinh kế cho phụ nữ yếu thế, góp phần đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
2. Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác phối hợp, phát huy vai trò của các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Đề án; chú trọng lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan đang được các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện.
- Tiếp tục duy trì tổ chức tuyên truyền sinh hoạt các mô hình điểm tại 11 huyện/thị/thành phố của tỉnh và các câu lạc bộ, mô hình hoạt động phát triển kinh tế của các cấp Hội về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và của tỉnh; các ứng dụng khoa học và công nghệ, mô hình sinh kế.
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa mới khởi nghiệp của cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ.
- Duy trì hoạt động tuyên truyền phụ nữ khởi nghiệp, các gương điển hình tiêu biểu về khởi nghiệp, phát triển kinh tế; quảng bá, giới thiệu và nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu của phụ nữ trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, trang thông tin điện tử của Hội và hệ thống đài truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử/Facebook của Hội, các ngành và địa phương.
- Bộ phận Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của Hội LH Phụ nữ tỉnh tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm do phụ nữ sản xuất kinh doanh bằng hình thức giới thiệu, trưng bày sản phẩm trực tiếp và trên Websie của Bộ phận hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và fanpage.
2. Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
2.1. Tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp:
Hội LH Phụ nữ tỉnh chuẩn bị các điều kiện tổ chức Ngày Phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Bình Định năm 2022 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định phòng chống dịch và khôi phục kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, tham gia các phiên chợ, chương trình khởi nghiệp do Hội LHPN Việt Nam, các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức. Kết nối nguồn lực để hỗ trợ hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của phụ nữ được lựa chọn; hỗ trợ các doanh nghiệp/HTX/THT có nhu cầu phát triển về chất lượng và quy mô. Việc tổ chức cần đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
2.2. Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp:
- Hội LH Phụ nữ tỉnh tiếp tục kiện toàn Bộ phận hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của tỉnh, tạo điểm đến cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, trưng bày, quảng bá các sản phẩm truyền thống, sản phẩm OCOP của địa phương; kết nối nguồn lực; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, các lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh liên quan đến phụ nữ;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đề án 939, viết về các gương khởi nghiệp điển hình, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh do phụ nữ làm chủ.
- Tổ chức truyền thông về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại trại giam và hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế, phụ nữ sắp mãn hạn tù tham gia phát triển kinh tế, tái hoàn lương hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức các lớp tập huấn bán hàng online, cách livestream bán hàng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm bán hàng online, các sàn giao dịch chính thống, không gian an toàn khi tham gia các sàn thương mại điện tử...
- Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nữ mới thành lập có nhu cầu tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của quốc gia; phối hợp vận động hỗ trợ vốn cho phụ nữ có đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) phát triển kinh doanh thông qua vốn chủ động từ Hội và các tổ chức tín dụng.
3. Kết nối, phát triển mạng lưới và xúc tiến thương mại:
- Hội LH Phụ nữ tỉnh lựa chọn sản phẩm khởi nghiệp tại địa phương tham gia giới thiệu, trưng bày tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, liên kết giới thiệu, kết nối các sản phẩm đặc trưng của địa phương với Hội LH Phụ nữ các tỉnh/thành trong khu vực.
- Tổ chức giao lưu, giới thiệu trao đổi các sản phẩm OCOP do phụ nữ sản xuất, kinh doanh giữa các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
- Giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của các HTX, tổ nhóm liên kết, hội viên phụ nữ với Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội nữ Doanh nhân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ... để liên kết giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, phụ nữ.