Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2020 đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 42/KH-UBND
Ngày ban hành 21/01/2020
Ngày có hiệu lực 21/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 21 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2021-2030

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2014-2020

I. Phân tích, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

1. Tình hình nhiễm HIV phân bố theo từng năm (2014-2020)

Bảng 1- Phân bố tình hình nhiễm HIV theo từng đơn vị qua các năm

TT

Huyện/Năm

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

HIV

TV

HIV

TV

HIV

TV

HIV

TV

HIV

XV

HIV

TV

HIV

TV

1

Đắk R'Lấp

118

41

125

45

130

47

136

50

137

51

139

52

146

52

2

Cư Jút

94

53

98

53

105

54

110

56

111

59

115

61

115

61

3

TP. Gia Nghĩa

73

22

80

25

85

26

91

29

97

30

98

31

99

31

4

Đắk Song

63

18

65

18

76

22

82

23

84

24

87

24

89

25

5

Đắk Glong

43

8

50

7

54

13

57

18

61

18

62

18

63

18

6

Krông Nô

35

14

41

17

49

18

51

19

58

21

60

21

61

22

7

Tuy Đức

33

7

37

7

44

8

45

11

46

13

48

13

51

14

8

Đắk Mil

25

3

27

4

31

4

34

4

37

5

40

6

42

6

9

Ngoại tỉnh

31

0

45

0

53

0

56

0

56

0

57

0

62

0

Tổng

515

166

568

176

627

192

662

210

687

221

706

226

728

229

* Ghi chú: TV: tử vong, HIV: lũy tích nhiễm HIV. Riêng số liệu năm 2020 chỉ tính đến hết tháng 11/2020.

Trong 728 bệnh nhân HIV/AIDS được ghi nhận phát hiện có 75,2% bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 20 đến 39 tuổi, 14,1% trong nhóm tuổi từ 40 đến 49 tuổi, còn lại bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 4,5% và bệnh nhân dưới 13 tuổi chiếm 3,2%, nhóm tuổi từ 14 đến 19 tuổi chiếm 2,9%. Nam giới nhiễm HIV chiếm 69,8% và nữ giới chiếm 30,2%.

2. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng

- Hình thái lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng so với lây truyền qua đường máu (chỉ số lây truyền qua đường tình dục/lây truyền qua đường máu, tương ứng qua các năm: năm 2014 là 29/28; năm 2015 là 30/23; năm 2016 là 32/20; năm 2017: 22/10; năm 2018: 15/06; năm 2019: 12/04; năm 2020 là 08/05).

- Số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy giảm 25% so với năm 2015. Số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tình dục giảm 15% so với năm 2015 [1].

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch HIV/AIDS tại địa phương

- Nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế. Công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn do dân cư sống rải rác ở một số địa bàn huyện, xã.

- Số người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý tại cộng đồng có xu hướng gia tăng (năm 2017 có 651 người, năm 2018 có 756 người, năm 2019 có 840 người, 06 tháng đầu năm 2020 có 930 người), đặc biệt số người nghiện các chất dạng thuốc phiện được ghi nhận trong 06 tháng đầu năm 2020 chiếm 66% [2]. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS còn thấp.

- Xu hướng lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây chứng tỏ dịch HIV/AIDS đang lây lan trong cộng đồng.

- Sự kì thị và phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS trong cộng đồng vẫn còn nên tạo tâm lý tự kì thị cho người nhiễm HIV, các đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV ngại đến xét nghiệm HIV... từ đó đa số bệnh nhân HIV/AIDS tìm đến cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị muộn.

II. Phân tích các đáp ứng với dịch HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Để đáp ứng với tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS [3]. Cùng với đó là sự nỗ lực của các Sở, Ban, ngành, các tổ chức xã hội, các cấp ủy Đảng, các địa phương đã tích cực chỉ đạo, quyết liệt, đồng bộ thực hiện các nội dung của Kế hoạch và đạt được nhiều kết quả. Công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện đồng bộ [4]. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi, như: cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone)[5]; truyền thông thay đổi hành vi, giảm kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Tăng cường hoạt động xét nghiệm phát hiện HIV tại các cơ sở y tế. Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, điều trị ngay cho những người được phát hiện nhiễm HIV; lồng ghép, phân cấp mạng lưới điều trị HIV/AIDS; mở rộng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; bảo đảm chất lượng điều trị HIV/AIDS; bảo đảm kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ kinh phí đồng chi trả thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV [6]... Nhờ đó, tình hình dịch HIV/AIDS từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyển sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tiếp giảm, hoàn thành tốt mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư vào năm 2020.

2. Một số kết quả hoạt động chuyên môn

a) Hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi

- Xây dựng 47 pa nô mới, sửa chữa 12 pa nô đặt tại các xã trọng điểm HIV và thiết kế 259.960 tờ rơi (trong đó: 21.940 tờ rơi tiếng M’Nông) về các nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS qua loa đài tại các xã/phường/thị trấn; Tổ chức các hội thi, lễ mít tinh diễu hành cũng như các buổi nói chuyện, tư vấn cá nhân, tập thể, gián tiếp và trực tiếp.

- Hàng năm tổ chức lễ mít tinh Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (01/6-30/6), Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11-10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12).

- 100% các xã, phường, thị trấn triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp, kết quả cho thấy có 47,42% có kiến thức hiểu biết đúng về đường lây nhiễm HIV và 37,7% có kiến thức hiểu biết đúng về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV[7].

b) Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV

[...]