Kế hoạch 4188/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Kế hoạch 59-KH/TU về thực hiện Kết luận 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 4188/KH-UBND
Ngày ban hành 15/08/2021
Ngày có hiệu lực 15/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4188/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 15 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 59-KH/TU NGÀY 22/7/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 06-KL/TW, NGÀY 10/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 59-KH/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy (viết tắt là Kế hoạch 59-KH/TU) về thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư (viết tắt là Kết luận 06-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (viết tắt là Chỉ thị 40-CT/TW). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW trong thời gian tới, nhằm thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

- Quán triệt sâu kỹ và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kết luận 06-KL/TW và Kế hoạch 59-KH/TU, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, UBND các cấp chỉ đạo rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; trên cơ sở đó tiếp tục bổ sung, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Kế hoạch 59-KH/TU, Kết luận 06-KL/TW phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị trong giai đoạn mới.

- Trong quá trình triển khai, các cấp, các ngành thường xuyên giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, kịp thời có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình mới của công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn và trong cơ quan, đơn vị.

II. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

a) Cấp uỷ, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân đều nhận thức được vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

b) Đảm bảo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

c) Tập trung các nguồn lực, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhất là tại các xã bãi ngang đặc biệt khó khăn, huyện nghèo, vùng nghèo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phấn đấu nguồn vốn và dư nợ tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng bình quân hằng năm từ 8% trở lên. Đến năm 2025 nguồn vốn và dư nợ đạt trên 3.300 tỷ đồng, trong đó phấn đấu nguồn vốn ngân sách địa phương các cấp ủy thác sang NHCSXH đạt mức từ 6-8% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho vay trên địa bàn và đến năm 2030 đạt tiệm cận bình quân toàn quốc.

d) Phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh dưới 1%; trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn bằng hoặc thấp hơn mức bình quân toàn quốc.

đ) Nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; kết hợp đồng bộ việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

e) Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội an toàn, hiệu quả.

2. Giải pháp thực hiện

a) Các sở, ngành, NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho cấp uỷ đảng chỉ đạo tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận 06- KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 67-CT/TU và Kế hoạch 59-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến toàn thể đảng viên, cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

b) UBND các cấp cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo các ban, ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác cùng cấp phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

c) Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương để đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương, các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện, các nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng từ các quỹ của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các Hội đặc thù, các quỹ ngoài ngân sách của các sở, ngành các cấp gửi vào NHCSXH nhằm tạo nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

d) UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố, hàng năm xem xét tham mưu trình Hội đồng nhân dân cân đối, ưu tiên bố trí dành một phần vốn từ ngân sách địa phương cho chi nhánh NHCSXH để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Phấn đấu năm sau cao hơn năm trước để đến năm 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt mức từ 6-8% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho vay trên địa bàn và đến năm 2030 đạt tiệm cận bình quân toàn quốc. Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Chi nhánh NHCSXH tỉnh. Quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhằm phục vụ tốt cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

đ) Ưu tiên, đảm bảo nguồn vốn cho vay tại các xã vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn, huyện nghèo, vùng nghèo, vùng miền núi và các xã thuộc vùng khó khăn, xây dựng nông thôn mới giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm.

Ưu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương để cho vay các chương trình tín dụng mà nguồn vốn Trung ương còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu, như chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay các đối tượng ngoài quy định của Trung ương thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang đặc biệt khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ như: khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; định hướng sản xuất, cây trồng, vật nuôi giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

e) Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, nhất là các địa bàn có chất lượng tín dụng còn thấp. Chỉ đạo thực hiện có chất lượng công tác bình xét cho vay, đảm bảo cho vay đúng đối tượng đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn và có phương án đầu tư vốn khả thi; tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả; tích cực tuyên truyền, quán triệt việc trả nợ lãi, nợ gốc đúng hạn; tích cực thực hiện các giải pháp có hiệu quả trong củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh còn dưới 1%, trong đó nợ quá hạn bằng hoặc thấp hơn mức bình quân toàn quốc; tích cực đôn đốc thu lãi còn tồn; giảm món vay 3 tháng không hoạt động; nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung nhận ủy thác cho vay.

g) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NHCSXH các cấp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay; triển khai, áp dụng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động tham mưu cho UBND, Ban đại diện Hội đồng quản trị (BĐD-HĐQT) NHCSXH các cấp trong chỉ đạo điều hành thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ