Kế hoạch 416/KH-UBND năm 2023 về cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2024

Số hiệu 416/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2023
Ngày có hiệu lực 28/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 416/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 55-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021- 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành nhà nước tỉnh Bắc Ninh năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021- 2030; Nghị quyết số 55-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy Bắc Ninh về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh Bắc Ninh Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Trong đó, chú trọng cải thiện nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo, góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh năm 2024 góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh.

- Tiếp tục cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đổi mới nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với mục tiêu thực hiện phi địa giới hành chính trên môi trường điện tử và đa dạng hóa phương thức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: Cải cách hành chính nhà nước gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới về tư duy; chủ động áp dụng hiệu quả những thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động hành chính; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, hoàn thành đúng thời gian quy định và bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh.

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (chuyển đổi số) trong hoạt động công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương và chính quyền cấp xã; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC bằng nhiều hình thức; thực hiện việc trao đổi, đối thoại với tổ chức, công dân trên các phương tiện truyền thông.

- Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động hành chính của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính gắn với ngành, lĩnh vực quản lý và có sự phân công rõ về nhiệm vụ và thời gian thực hiện. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; đồng thời thực hiện các chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác bình xét thi đua, khen thưởng.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước năm 2024. Kịp thời ban hành và triển khai kế hoạch cải cách hành chính riêng của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo đầy đủ nội dung công tác cải cách hành chính và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai công tác xác định Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (PAR INDEX ); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) do Bộ Nội vụ đánh giá tỉnh; Thực hiện công bố Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tổ chức, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, tập huấn về cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Cải cách thể chế

- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm phát luật hàng năm đúng thẩm quyền, có chất lượng và đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật.

- Chủ động thực hiện việc rà soát thường xuyên các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực Sở, ngành quản lý. Thông qua rà soát, kiến nghị, tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý các văn bản không phù hợp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; đôn đốc và theo dõi việc xử lý văn bản trái pháp luật của UBND các cấp.

- Hệ thống hoá văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành năm 2024, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố theo quy định. Bảo đảm công khai và tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật.

- Tăng cường hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm nhằm kịp thời nắm bắt việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý của các quy định pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính

[...]