Kế hoạch 4155/KH-UBND năm 2022 thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 4155/KH-UBND
Ngày ban hành 08/11/2022
Ngày có hiệu lực 08/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Ngô Minh Châu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4155/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2017/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ; Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Quan điểm

Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể chính trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; sự an toàn, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết. An toàn cháy, nổ góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội. Phòng ngừa cháy, nổ là cơ bản, chiến lược, quyết định; khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn thì chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả.

2. Mục tiêu

Kiên quết ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hậu quả gây thiệt hại về người và hậu quả nghiêm trọng do yếu tố chủ quan; nâng cao hơn nữa ý thức, kỹ năng của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Yêu cầu

Việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này phải được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tiến độ và chất lượng, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt và là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trên địa bàn Thành phố.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các đơn vị, sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Công văn số 3891/UBND-NCPC ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường tổ chức thực hiện một số vấn đề trong công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng chương trình, kế hoạch về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và những văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để triển khai đến các đơn vị trực thuộc; tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý, phụ trách. Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá trách nhiệm, kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, khắc phục hạn chế và định hướng nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.

Tăng cường công tác tuyên truyền khuyến cáo về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung đông người có nguy cơ cháy nổ cao như chợ, trung tâm thương mại, karaoke, quán bar, vũ trường..., trong đó tập trung hướng dẫn người dân cài đặt sử dụng có hiệu quả ứng dụng “Help 114” để phục vụ công tác tuyên truyền cảnh báo về cháy nổ, để người dân phản ánh kịp thời cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các tồn tại, thiếu sót, vi phạm, các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ ở các cơ sở, địa bàn dân cư để lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịp thời xử lý ngăn chặn nguy cơ cháy nổ.

Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó tập trung rà soát, đánh giá, kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở công trình chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy nhưng đã đưa vào sử dụng, hoạt động. Thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, phụ trách, khắc phục triệt để những thiếu sót, vi phạm và xử lý nghiêm minh những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và khi xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hành diễn tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn, cứu hộ; ứng trực, bảo đảm về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện cần thiết để xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa công an, quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của các lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khu dân cư, cơ sở theo phương châm "Bốn tại chỗ" đảm bảo hơn 50% số vụ cháy, nổ được các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời, có hiệu quả không để cháy lan, cháy lớn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; phấn đấu đến ngày 15 tháng 12 năm 2022 mỗi phường, xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng được ít nhất 01 Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và 01 điểm chữa cháy công cộng. Các đơn vị, địa phương rà soát và yêu cầu các cơ sở thuộc diện phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành phải khẩn trương thành lập hoặc đã thành lập thì phải tổ chức duy trì hoạt động của lực lượng này theo đúng quy định của pháp luật.

Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...). Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình và sự phát triển của đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các công nghệ cao, công nghệ chữa cháy tự động vào hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động nguồn lực hợp tác công tư, xã hội hóa để mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập trung chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất và các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, không để sót, lọt cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định. Tăng cường hướng dẫn chủ hộ gia đình tuân thủ những điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong đó yêu cầu 100% nhà ở hộ gia đình, nhà ở để sản xuất, kinh doanh phải có lối thoát nạn thứ 2 và có bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ thô sơ; trước khi cấp giấy phép kinh doanh, sản xuất phải yêu cầu trang bị phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.

Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành về thông tin, truyền thông tổ chức đăng tin cảnh báo nguy cơ cháy, nổ và hướng dẫn các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trên các ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, trang thông tin điện tử phổ biến để người dân tiếp cận, tương tác dễ dàng, thuận tiện khi có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

3. Sở Công thương

Tăng cường phối hợp với Công an Thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, loại hình sản xuất, tồn trữ, sử dụng, kinh doanh hóa chất có đặc tính nguy hiểm cháy, nổ cao, tiền chất thuốc nổ, các cơ sở kinh doanh, tồn trữ xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.

Tổ chức rà soát, quản lý, thanh tra, kiểm tra các điều kiện an toàn, phòng, chống cháy, nổ; có biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở và loại hình kinh doanh, sản xuất này.

4. Sở Y tế

Chủ trì phối hợp Công an Thành phố trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu để xử lý nạn nhân trong các vụ cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ. Tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có phối hợp nhiều lực lượng.

Sẵn sàng về lực lượng, phương tiện tham gia công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các vụ cháy lớn, phức tạp hoặc thiên tai. Phối hợp và tham gia xử lý thông tin về các tình huống cấp cứu đối với các nạn nhân cần hỗ trợ về y tế.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ