Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1957/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 09/03/2021
Ngày có hiệu lực 09/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 09 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1957/QĐ -TTG NGÀY 30/11/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ASEAN VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

Thực hiện Quyết định số 1957/QĐ-TTg ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người (Công ước ACTIP), đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường hp tác quốc tế để ngăn chặn, kiềm chế hoạt động buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; nâng cao hiệu quả phòng, chống buôn bán người và các loại tội phạm có liên quan.

2. Nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Công ước ACTIP, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chng buôn bán người. Đy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm buôn bán người; thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân.

3. Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ, hiệu quả, thiết thực, đúng quy định của pháp luật. Các sở, ban, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế hoạch, phối hợp thực hiện nhiệm vụ và bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh:

- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2021 và các năm tiếp theo; tổng hp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 130/CP theo quý, 06 tháng, 01 năm.

- Triển khai các hoạt động hưởng ng “Ngày toàn dân phòng, chng mua bán người - 30/7” “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người -30/7” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm buôn bán người; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chng buôn bán người.

2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa

a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người. Tập trung vào các quy định về phòng, chống mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị buôn bán, thực thi pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự đi với hành vi buôn bán người nhm thng nht nhận thức, nâng cao trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, quản lý, cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác phòng, chống buôn bán người, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, đặc điểm ca từng địa phương để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi buôn bán người.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát sóng trên Đài Truyền hình, chuyên mục tin trên đài phát thanh, báo chí, Cổng thông tin điện tử, mạng điện thoại di động về phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn bán người; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay trong phòng, chống buôn bán người.

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý văn hóa, du lịch, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở trong việc trong việc phòng, chống buôn bán người và xâm hại trẻ em, gắn với xây dựng phong trào thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, an toàn.

c) Đnghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hp với các sở, ban, ngành chức năng, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chc các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống mua bán người, nhất là phụ nữ và trẻ em; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, trao đổi, tư vấn, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề... trực tiếp tại cộng đồng, nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền tại cộng đồng.

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên và các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.

3. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Sở Tư pháp chủ trì, phối hp với Công an tỉnh và các sở, ngành có liên quan:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bsung năm 2017), trong đó có nội dung quy định về tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân. Tham mưu, chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người tại cộng đng; đi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phù hp với đặc điểm từng địa phương. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành hoặc sửa đi, bsung, hoàn thiện các quy định của pháp luật phù hp với tình hình thực tiễn.

- Tổ chức rà soát, nghiên cứu tính tương, thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với nội dung Công ước ACTIF (Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Ttụng hình sự, Luật Phòng, chng mua bán người, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Điu ước quc tế, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Trẻ em, Luật Tổ chức cơ quan điu tra hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan), kết hợp kim tra, sơ kết, tng kết việc thi hành ở cơ sở để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xut, kiến nghị cp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, gắn vi Chương trình quốc gia vphòng, chống mua bán người.

4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

a) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chỉ đạo tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán để thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân và người thân thích của họ theo quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp liên ngành, Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT/BC A-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao Hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán, để bảo đảm nhanh chóng trong việc thực hiện các hoạt động giải cứu, bảo vệ, phục hồi, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán.

b) Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hp với các sở, ngành chức năng

- Kịp thời tổ chức tiếp nhận, bố trí nơi lưu trú, bảo đảm chỗ ở cho nạn nhân bị mua bán và chuyển tuyến để thực hiện các chế độ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo quy định của pháp luật, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bảo vệ, hỗ trợ để phục hồi thể chất, tâm lý, xã hội và tái hòa nhập cộng đồng. Huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghnghiệp và các doanh nghiệp; bảo đảm cho nạn nhân bị mua bán được thông tin về các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tạo điều kiện để họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, bảo đảm quyền bào chữa của nạn nhân bị mua bán phù hợp với Công ước ACTIP.

- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong công tác hỗ trợ nạn nhân. Nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân; rà soát, đánh giá mô hình hỗ trợ nạn nhân hoạt động hiệu quả để nhân rộng, đảm bảo phù hợp với từng địa phương.

[...]