Kế hoạch 405/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Kết luận 82-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp” do tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu | 405/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Phan Thế Tuấn |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 405/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp” (sau đây gọi là Kết luận 82-KL/TW), UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của các Sở, ngành, địa phương, các Công ty lâm nghiệp, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 82- KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị.
Có giải pháp đổi mới các công ty lâm nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc phát triển kinh tế rừng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Gắn việc triển khai sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty lâm nghiệp với việc quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả đất, rừng được Nhà nước giao, cho thuê, phù hợp với Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2031, tầm nhìn đến 2050.
Đến năm 2025, 100% các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi, đạt được tiêu chí phổ biến về quản trị doanh nghiệp theo quy định.
2. Yêu cầu
Xác định rõ từng nội dung được quy định trong Quyết định số 984/QĐ- TTg ngày 23/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố để triển khai thực hiện đồng bộ với lộ trình phù hợp, đạt hiệu quả.
Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, người lao động, người dân địa phương về mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82- KL/TW. UBND cấp huyện nơi có hoạt động của các công ty lâm nghiệp tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng và các quy định có liên quan để người dân hiểu và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn tại các công ty lâm nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện.
Nắm chắc tình hình hoạt động của các công ty lâm nghiệp và thực tiễn trên địa bàn quản lý; trên cơ sở đó, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp. Trong đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, đảm bảo chế độ, chính sách giải quyết theo đúng quy định cho người lao động. Xử lý kịp thời, có hiệu quả tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, không để xảy ra việc khiếu kiện, khiếu nại phức tạp, kéo dài.
Các sở, ngành theo từng nội dung cụ thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát và tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, nhất là liên quan đến việc giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của lĩnh vực tài chính, tín dụng, thuế sử dụng đất trong lâm nghiệp, cơ chế đặt hàng,….
Các công ty lâm nghiệp chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan hoàn thành các thủ tục về đất đai (chuyển hình thức sử dụng đất từ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang Nhà nước cho thuê đất, bàn giao đất cho địa phương quản lý) theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, quản lý mốc giới, bổ sung thêm các mốc ranh giới theo kết quả đo đạc và hồ sơ ranh giới đã được phê duyệt; rà soát phương án sử dụng đất đai được giao, được thuê, duy trì cơ chế khoán đối với hộ gia đình, cộng đồng đến hết chu kỳ khoán theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lấn, chiếm đất (nếu có) và khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại, không để phát sinh; bàn giao trên thực địa diện tích đất đã được phê duyệt theo đề án sắp xếp của công ty, Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
UBND các huyện nơi có hoạt động của các công ty lâm nghiệp tiếp nhận đất do công ty chuyển giao và tổ chức giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với năng lực, nguồn lực của từng đối tượng, có tính đến đặc thù đối tượng sử dụng là người dân tại chỗ, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; không để đất vô chủ, tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật, sử dụng đất không hiệu quả; xử lý tài sản trên đất.
4. Nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp
Các công ty lâm nghiệp sau khi sắp xếp phải xây dựng phương án đổi mới cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh; nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng quản trị doanh nghiệp gắn trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, tinh gọn bộ máy quản lý. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ vừa quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, vừa sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; hướng đến quản lý và khai thức rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thường xuyên rà soát, đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm đội ngũ lãnh đạo các công ty lâm nghiệp, phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quản trị doanh nghiệp và có phương án sắp xếp, thay thế cho phù hợp.
(Có Phụ lục phân công nhiệm vụ cho các sở, cơ quan kèm theo)
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện căn cứ chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tập trung quán triệt, triển khai, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này để tổ chức thực hiện có hiệu quả; đồng thời, triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo các bộ, ngành Trung ương có liên quan, Văn phòng Chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển doanh nghiệp tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; hằng năm tổng hợp, báo cáo và kiến nghị các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả mục tiêu đề ra.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ngành, UBND các huyện nơi có hoạt động của công ty lâm nghiệp chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.