Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 (Omicron) trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 404/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2022
Ngày có hiệu lực 25/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hồng Chương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 404/KH-UBND

Bình Dương, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19, ĐẶC BIỆT LÀ BIẾN CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT SARS-COV-2 (OMICRON) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (gọi là dịch COVID-19) xảy ra trên Thế giới từ cuối năm 2019 đến nay. Tại Việt Nam từ đu năm 2020 đến nay đã xảy ra 4 đợt dịch với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mi đợt đu có xu hướng phức tạp hơn1; đặc biệt là trong đợt dịch thứ 4 với đa nguồn lây, đa chủng, đa dịch và đã xâm nhập sâu rộng trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, ... Bình Dương với dân strên 2,5 triệu người đã và đang trải qua 02 đợt bùng phát dịch Covid-19. Ca mc đu tiên được phát hiện vào ngày 31/01/2021 tại ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo trong đợt dịch thứ 3 của cả nước; ghi nhận đợt dịch này tỉnh Bình Dương có 06 ca mc và không có trường hợp tử vong. Đợt dịch thứ 2 của tỉnh (là đợt dịch thứ 4 của cả nước) ghi nhận các ca đầu tiên vào ngày 31/5/2021 tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn, Tp. Thuận An đến nay đã ghi nhận 291.446 ca mắc và 3.302 trường hợp tử vong.

- Đặc điểm biến chủng Omicron là tên một loại biến chủng mới của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021. Ban đầu, đây là biến chủng B.1.1.529 nhưng đến ngày 26/11/2021, chúng đã được WHO đặt tên là Omicron.

Ngay từ đầu, WHO đã đánh giá Omicron là biến chủng đáng lo ngại do sự phát triển cũng như tốc độ lây lan của nó. So với biến chủng ở Vũ Hán ban đầu thì Omicron có đến 60 đột biến với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Đến nay biến chủng này đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Nam Phi, 80% trong số ca nhập viện do biến chủng Omicron là những người trẻ tuổi, nguy cơ tái nhiễm biến chủng Omicron cũng cao hơn 3 lần; tốc độ lây lan nhanh hơn gấp 5-6 lần đối với biến chủng Delta và Beta.

Tại Việt Nam, ngày 27/12/2021 thành phố Hà Nội đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên về từ nước Anh được phát hiện tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đến ngày 16/01/2022 Việt Nam đã ghi nhận nước ta đã có 68 ca nhiễm biến chủng Omicron là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời, trong đó Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nng (3), Khánh Hòa (2) và Long An (1).

Giữa tháng 12, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát người nhập cảnh từ 28/11, xét nghiệm dương tính với nCoV, lấy mẫu để giải trình tự gene vi rút xác định biến chủng, giám sát và phòng chống. Nếu ghi nhận người dương tính với chủng này, các tỉnh tiếp tục rà soát, lấy mẫu xét nghiệm người tiếp xúc gần, gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Pasteur để xét nghiệm, giải trình tự gene vi rút.

Các địa phương cũng được khuyến cáo tăng cường giám sát ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường, phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ hoặc Pasteur lấy mẫu giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh.

Ước tính với tốc độ lây lan gấp 5-6 lần biến chủng Delta, khi biến chủng Omicron xâm nhập vào Bình Dương sẽ làm slượng ca bệnh tăng cao, có thể đạt đến 4.000- 5.000 ca bệnh/ngày, lúc cao điểm có thể đến 8.000-10.000 ca bệnh/ngày. Vì vậy, Bình Dương cần có sự chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng ứng phó khi biến chủng Omicron xâm nhập và lan rộng trên địa bàn tỉnh.

Các thực nghiệm mới nhất đã cho thấy mũi 3 vắc xin Pfizer có khả năng ngăn chặn sự lây lan của biến chủng mới, mặc dù các loại vắc xin ngừa Covid hiện nay có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của biến chủng Omicron. Vì vậy, vắc xin là “vũ khí” tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của Omicron.

Các khuyến cáo của WHO để phòng ngừa biến chủng Omicron:

- Tiêm đủ liều vắc xin cơ bản, bổ sung và nhắc lại

- Chủ động làm xét nghiệm, khuyến khích làm test nhanh kháng nguyên tại nhà nhm phát hiện sớm và chủ động báo với cơ quan y tế địa phương để kịp thời xây dựng phương án cách ly theo quy định.

- Một số biện pháp khác:

+ Thường xuyên mang khẩu trang.

+ Rửa tay sát khuẩn, súc miệng họng 2-3 lần/ngày.

+ Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

+ Thực hiện dinh dưỡng đủ chất và chế độ tập luyện khoa học là cách để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi rút gây hại.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 của Chính phủ về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19;

- Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 22/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính;

- Công điện số 1745/CĐ-TTg ngày 19/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2;

- Công điện số 1815/CĐ-TTg ngày 26/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19; tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do Covid-19;

- Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh Covid-19;

- Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 về việc ban hành Đề án tăng cường năng lực hồi sức tích cực;

- Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà”;

- Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19;

[...]