Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 403/KH-UBND năm 2017 thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 403/KH-UBND
Ngày ban hành 06/02/2017
Ngày có hiệu lực 06/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 403/KH-UBND

Gia Lai, ngày 06 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CẢI CÁCH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2021

Thực hiện Chương trình số 1087-CTr/BCSĐCP ngày 22/9/2016 của Ban cán sự đảng Chính phủ, về Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021, với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục bám sát định hướng nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, định hướng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, của tỉnh về công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2020; đảm bảo triển khai việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW nghiêm túc, kịp thời, đồng bộ với các chtrương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và các quy định của Hiến pháp năm 2013.

- Nhằm xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan tư pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đng viên, chiến sỹ và nhân dân về vai trò của các cơ quan tư pháp và cải cách tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021 bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, tiến độ và chất lưng theo yêu cầu đã đề ra.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải cách tư pháp

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật

a) Tiếp tục tổ chức, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật dân sự năm 2015; Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015,..và các văn bản pháp luật mới ban hành; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Tổng kết việc thi hành và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với tình hình mới.

Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan.

b) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; trong đó quan tâm và chú trọng đến nhiệm vụ tham gia góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến công tác cải cách tư pháp, đến quyền con người, quyền công dân do cơ quan Trung ương soạn thảo, gửi lấy ý kiến.

Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự và các luật, bộ luật về ttụng tư pháp, btrợ tư pháp; kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự đồng bộ với các Luật, Bộ Luật đã được ban hành.

Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan.

2. Về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cấu tổ chức bộ máy

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế và đề án tinh giản biên chế, nhằm đảm bảo tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp các cấp được tinh gọn, hợp lý, tương xứng với chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác cải cách tư pháp.

Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ và các cơ quan, địa phương có liên quan.

3. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ đối với đội ngũ công chức, viên chức. Tuân thủ đúng quy định về thực hiện tuyển dụng, bố trí, sử dụng; công khai, minh bạch các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công chức, viên chức.

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có chức danh Tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, Công chứng viên, Đấu giá viên, đẩy mạnh việc đào tạo trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên sâu về tư pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ tư pháp.

Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ và các cơ quan, địa phương có liên quan.

4. Về bổ trợ tư pháp

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sn. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực trợ giúp pháp lý, bán đấu giá tài sản, công chứng, giám định tư pháp theo lộ trình phù.

b) Mở rộng các thiết chế hỗ trợ năng lực tiếp cận pháp luật, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động tư pháp, tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức, hoạt động nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp như: các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, bán đu giá tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm.

[...]