Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023
Số hiệu | 40/KH-UBND |
Ngày ban hành | 09/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 09/03/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Tống Quang Thìn |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là QĐ số 90/QĐ-TTg); Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 10/5/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (sau đây viết tắt là Chương trình) như sau:
1. Mục tiêu
Triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định 5/5 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững. Phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2023 để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.
2. Các chỉ tiêu cần đạt đến cuối năm 2023
a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 0,25% (khoảng 767 hộ) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.
b) Hỗ trợ xây dựng trên 50 mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp phù hợp nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn các huyện, thành phố.
c) Phấn đấu trên 80% người có khả năng và nhu cầu lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện, thành phố tham gia Chương trình được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, tăng thu nhập.
d) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về các nội dung triển khai công tác giảm nghèo năm 2023.
e) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
- Chiều thiếu hụt về việc làm: Phấn đấu hỗ trợ 1.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có khả năng, nhu cầu lao động được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- Chiều thiếu hụt về y tế: Toàn bộ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm y tế; người thuộc hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đóng bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi còn tối đa 18,4.% và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn tối đa 10,7%.
- Chiều thiếu hụt về giáo dục và đào tạo: 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: Trên 97% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 95,2% hộ gia đình trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chiều thiếu hụt về thông tin: 87% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 87% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản sản phẩm truyền thông.
(Cụ thể theo biểu số 01, 02 đính kèm)
1. Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm 2, mục III của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thành phố.
2. Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp;
b) Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
Mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm 3, mục III của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Tiểu dự án 1; Sở Y tế chủ trì Tiểu dự án 2.