Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2019 về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2019
Ngày có hiệu lực 02/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 02 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông,

UBND tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phthông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

2. Xây dựng được nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp học; đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; chương trình, tài liệu giáo dục địa phương,...

3. Triển khai áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Căn cứ vào hệ thống môn học, hoạt động giáo dục và thời lượng giáo dục của mỗi cấp học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, tổ chức tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ở từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục và địa phương, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại cán bộ quản lí giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lí, giáo viên chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên nhân viên đảm bảo chất lượng.

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đ tham gia bi dưỡng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến, đảm bảo 100% giáo viên được phân công dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình, cụ thể:

+ Trước tháng 7/2020: Đối với giáo viên dạy lớp 1;

+ Trước tháng 7/2021: Đối với giáo viên dạy lớp 2, lớp 6;

+ Trước tháng 7/2022: Đối với giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10;

+ Trước tháng 7/2023: Đối với giáo viên dạy lớp 4, lớp 8, lớp 11;

+ Trước tháng 7/2024: Đối với giáo viên dạy lớp 5, lớp 9, lớp 12.

2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 05/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2013 phê duyệt Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Từng bước triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 26/02/2018 của Tỉnh ủy Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án tổng thể kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương;

- Tổng rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện “Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với lộ trình áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông và các tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ưu tiên đầu tư phòng học đối với cấp tiểu học (đảm bảo 01 phòng/lớp), phòng học bộ môn đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, xóa bỏ các phòng học tạm, phòng học bị xuống cấp. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng các trường học đã đạt chuẩn quốc gia nhằm nâng cao tỉ lệ, phát huy giá trị trường đạt chuẩn quốc gia.

- Chỉ đạo các trường phổ thông sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông; tránh tình trạng thụ động, trông chờ sự đầu tư từ cấp trên.

- Rà soát, nâng cấp, duy trì và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin, phục vụ việc triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các mốc thời gian cụ thể:

[...]