Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2018 về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 05/03/2018
Ngày có hiệu lực 05/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG DẪN CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU

Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU);

Căn cứ Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư số 02/2006/TT-BTS, Thông tư số 62/2008/TT-BNN và Thông tư số 26/2016/TT- BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu (EC);

Căn cứ Công văn số 165/BNN-TCTS ngày 09/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát khai thác IUU;

UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng và ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh theo các nội dung chính như sau:

1. Sự cần thiết phải ban hành

Kiên Giang là tỉnh có vị trí trọng điểm đối với nghề cá Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Biên giới trên bin tiếp giáp với các nước như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Campuchia là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các nước trong khu vực Đông Nam Á bằng đường biển. Toàn tỉnh có 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 07 huyện, thị xã, thành phố ven biển và 02 huyện đảo. Ngành thủy sản Kiên Giang là một ngành kinh tế tng hp cả trong đất liền, trên biển và hải đảo về các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong thời gian qua, ngành thủy sản Kiên Giang đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, song song với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, thì đây cũng là thách thức lớn, vì các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát trên biển, bắt giữ và xử phạt rất nặng tàu cá nước ngoài khai thác thủy sản trái phép, trong đó có một số tàu cá và ngư dân Kiên Giang. Ngoài ra, nghề cá tỉnh Kiên Giang có quy mô nhỏ, đa loài; ngư trường rộng, bờ biển dài với nhiều hòn, đảo nằm rãi rác khắp vùng biển... là một lợi thế nhưng cũng là điều kiện khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản.

Toàn tỉnh có 05 cảng cá, trong đó có Cảng cá Tắc Cậu có quy mô lớn nhất, tập trung hầu hết tàu cá khai thác xa bờ cập cảng lên hàng. Đây là một trong những cảng cá có sản lượng hải sản lên bến lớn trong hệ thống cảng cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua cảng cá chủ yếu thực hiện chức năng dịch vụ hậu cần nghề cá là chính, chưa thực hiện chức năng giúp Nhà nước quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu cá ra vào cảng.

Năm 2008, Ủy ban Châu Âu ban hành Quy định số 1005/2008 về chống khai thác bất hp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Theo quy định này, các quốc gia xuất khẩu sản phẩm khai thác vào thị trường Châu Âu (EU) phải tuân thủ các quy định về khai thác IUU. Theo đó, tỉnh Kiên Giang - Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện các quy định về khai thác IUU của EC; tuy nhiên hoạt động quản lý khai thác thủy sản của Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu của EC về việc thực hiện quy định khai thác IUU. Cụ thể, ngày 23/10/2017, EC đã áp dụng biện pháp cảnh báo đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU (Thẻ vàng). Việc làm này của EC đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng khi xuất khẩu vào thị trường EU. Cảnh báo này cũng chính là để ngành khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang - Việt Nam đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và có hiệu quả.

Đtriển khai các giải pháp cấp bách nhằm sớm tháo gỡ cảnh báo của EC về khai thác IUU, giữ uy tín, thương hiệu thủy sản của tỉnh Kiên Giang và của Việt Nam trên thị trường quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hp pháp, không báo cáo và không theo quy định thì việc ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là hết sức cần thiết.

2. Mục đích

Từng bước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghề cá; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản bất hp pháp, không khai báo và không theo quy định của tàu cá trong tỉnh. Đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của quốc tế, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.

3. Phạm vi, nội dung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát

3.1. Phạm vi, thời gian thực hiện: Áp dụng cho tất cả các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh.

3.2. Nội dung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát: Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định đối với tất cả tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển thuộc tỉnh quản lý, cụ thể:

3.2.1. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu xuất bến:

100% tàu cá được kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và kiểm tra thực tế khi tàu xuất bến, trong đó chú trọng đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với tàu cá nằm trong danh sách tàu vi phạm, các tàu cá có dấu hiệu chun bị cho hoạt động đánh bắt ở vùng biển nước ngoài…, nhằm kịp thời ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá Kiên Giang khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

3.2.2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu cá khi khai thác hải sản trên bin:

- Thực hiện có hiệu quả nội dung tuần tra, kiểm tra, kiểm soát. Tập trung kiểm tra nhóm tàu làm các nghề khai thác như: Nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê; các nghề khai thác sử dụng ngư cụ cấm; các nghề ảnh hưởng đến môi trường, nguồn lợi; các hoạt động khai thác thủy sản bị cấm; các tàu không đánh du hoặc đánh dấu nhận biết sai quy định...

- Phát hiện, ngăn chặn việc đánh bắt sai vùng, mùa vụ cấm khai thác, các loài thủy sản bị cấm khai thác..., xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy sản.

- Thực hiện nghiêm việc giám sát đối với các tàu cá đang hoạt động trên biển.

3.2.3. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát khi tàu cá cập bến, lên cá:

- 100% tàu cá được kiểm tra, giám sát, khai báo khi cập cảng; kiểm tra các thông tin ghi trong sổ Nhật ký khai thác với sản lượng khai thác được; thu nộp Sổ Nhật ký khai thác thủy sản.

- Đảm bảo kiểm tra, thanh tra tại cảng cá ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 05% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khai thác khác như: Cá đáy, ghẹ, cá nổi nhỏ..., theo khuyến nghị của EC.

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra đối với nguyên liệu nhập khẩu:

[...]