Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2010 thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2010
Ngày có hiệu lực 29/03/2010
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Khang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Mỹ Tho, ngày 29 tháng 3 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Để tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề án”Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG

Tiền Giang là một trong những tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng hạ nguồn sông Mê Công hàng năm phải gánh chịu nhiều loại hình thiên tai: lũ lụt, bão, lốc xoáy, hạn, mặn... Trong những năm gần đây, do tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thiên tai trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, thiên tai đã xảy ra ở hầu hết các địa bàn trên phạm vi cả nước trong đó có tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, các trận lũ năm 1996, 2000, 2001, 2002, bão số 5 năm 1997, bão số 9 năm 2006 và lốc xoáy hàng năm trên địa bàn tỉnh đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh trong các năm qua.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang đã quan tâm sâu xác hơn, đổi mới trong công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Từ đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững trong thiên tai theo kế hoạch đã được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang được sự hỗ trợ từ Trung ương đã triển khai nhiều chương trình, dự án về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai (bao gồm dự án công trình và phi công trình) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:

+ Công trình:

- Đầu tư dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Phú Thạnh - Phú Đông và dự án Bảo Định.

- Nâng cấp đê biển Gò Công theo chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

- Xây dựng các cụm tuyến dân cư vùng lũ.

- Xây dựng các ô đê bao chống lũ đầu vụ và ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái theo chương trình dự án kiểm soát lũ.

- Dự án 5 kênh bắc Quốc lộ 1.

- Xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão...

+ Phi công trình:

- Kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Xây dựng lực lượng xung kích tìm kiếm cứu nạn của ngành và địa phương, tổ chức tập huấn và sẵn sàng ứng cứu.

- Quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp với từng khu vực trong vùng nhằm tránh lũ, né mặn và tránh rầy.

- Trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và rừng tràm huyện Tân Phước...

Tuy nhiên, qua đánh giá chung nhận thức của cộng đồng dân cư về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh chưa cao. Đa số cán bộ các ngành, các cấp và bộ phận lớn người dân chưa hiểu rõ về hậu quả do thiên tai gây ra.

Một số địa phương, cơ quan đơn vị và người dân còn chủ quan trong việc phòng ngừa các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, chưa chủ động trong việc chằng, chống nhà cửa, gia cố các công trình kết cấu hạ tầng phòng chống dông, lốc xoáy, bão, lũ lụt. Kinh nghiệm ứng phó với thiên tai đặc biệt là bão của các cấp chính quyền và người dân còn hạn chế.

Trong thời gian qua được sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước như: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Tổ chức Liên minh cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, Tổ chức Oxfam Anh, Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC)... đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên các hoạt động của dự án triển khai trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp chưa phủ khắp các vùng thiên tai nên nhận thức của người dân về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai chỉ được nâng cao trong các xã vùng dự án.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền xã, phường, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai: đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

[...]