Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2009 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2009
Ngày có hiệu lực 07/10/2009
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 07 tháng 10 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như sau:

I- Đặc điểm tình hình địa phương

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, mạng lưới sông, suối dày, giao thông đi lại khó khăn. Hàng năm có thể xảy ra nhiều trận lũ lớn làm thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản của nhà nước, của nhân dân.

Thống kê mấy năm gần đây mưa lũ, gió lốc đã làm mất trắng hàng trăm ha lúa và hoa màu, lũ lụt làm hỏng hàng chục nhà dân, sạt lở hàng nghìn một khối đất đá gây ách tắc giao thông, phá hoại các công trình thủy lợi, hoa màu, ruộng, vườn làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân một số nơi.

Để chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết. Trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh đó chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện di dân một số thôn, bản có nguy cơ cao xảy ra thiên tai đến nơi ở mới an toàn; thực hiện gia cố, làm kè chắn ở những nơi có thể xảy ra sạt lở đất, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng ở các khu vực phòng hộ đầu nguồn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của thiên tai có thể xảy ra.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra rủi ro thiên tai cần tiếp tục được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống.

II- Mục tiêu của Đề án

Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ chính quyền các cấp được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Toàn bộ 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch, có hệ thống thông tin liên lạc; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ và lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Trên 70% số dân của 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; đưa kiến thức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông hàng năm, trong giờ chính khóa hoặc ngoại khóa.

III- Thời gian thực hiện Đề án

Đề án thực hiện trong 12 năm, bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2020 và được thực hiện ở 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.

IV- Kế hoạch thực hiện Đề án

1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động “nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” thuộc 141 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% cán bộ thực hiện được tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

2. Hợp phần 2: Tăng cường tuyên truyền giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đảm bảo trên 70% số dân của 85 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

(Chi tiết thể hiện tại phụ lục I kèm theo)

3. Dự kiến kinh phí thực hiện

3.1- Tổng vốn đầu tư để thực hiện Đề án khoảng 13.179,6 triệu đồng.

a) Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 1.954,4 triệu đồng.

b) Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 11.225,2 triệu đồng.

(Chi tiết thể hiện tại phụ lục II kèm theo)

3.2- Giai đoạn thực hiện và phân chia nguồn vốn

Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án được lấy từ các nguồn vốn sau:

- Vốn ngân sách và các nhà tài trợ chiếm: 95%.

- Vốn dân đúng góp chiếm: 5%.

[...]