Kế hoạch 39/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em tỉnh Hưng Yên năm 2024

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2024
Ngày có hiệu lực 04/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 04 tháng 03 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trẻ em tỉnh Hưng Yên năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong nhận thức và hành động để bảo vệ trẻ em, giải quyết kịp thời các vấn đề về trẻ em.

b) Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; bảo đảm thực hiện các chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từng bước hạn chế tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bị tai nạn, thương tích.

2. Yêu cầu

a) Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương cần xác định những việc quan trọng, cấp bách, thiết thực, với các điều kiện thực thi đầy đủ, đồng bộ, huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội gắn với trách nhiệm, chỉ số đo đếm được để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em của tỉnh.

b) Các hoạt động triển khai phải cụ thể, khả thi, thiết thực và hiệu quả. Không ngừng nâng cao chất lượng, sáng tạo cách làm trong chăm lo, bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

II. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. 10/10 huyện, thành phố, thị xã thường xuyên rà soát, thu thập số liệu về trẻ em và quản lý, theo dõi số liệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.

2. Trên 94% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ, chăm sóc bằng nhiều hình thức khác nhau; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống còn dưới 1%; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực khi được phát hiện đều được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, hiệu quả.

3. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí.

4. Làm biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn tại 100% địa điểm có nguy cơ gây tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước trẻ em trên địa bàn. Giảm 10% số lượng trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích nói chung, trẻ em bị tử vong do đuối nước nói riêng so với năm 2023.

5. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đạt 74,5%.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về “tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; tiếp tục triển khai Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 30/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2024-2030, Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Hành động vì trẻ em tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2030. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện. Thực hiện đầy đủ pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả pháp luật, chính sách về giải quyết các vấn đề về trẻ em. Kiểm soát, kéo giảm số lượng trẻ em bị xâm hại, bảo đảm việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại. Củng cố và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về quy trình hỗ trợ, can thiệp trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Mở rộng mạng lưới xã hội và mạng lưới cộng tác viên tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên mạng lưới và đội ngũ cộng tác viên trong việc thông tin, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại trên địa bàn.

3. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; nâng cao nhận thức thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

a) Nội dung truyền thông

- Tuyên truyền về quyền và bổn phận của trẻ em; về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng; truyền thông, tư vấn kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho trẻ em; kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; về xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

- Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em: Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định một số điều của Luật trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 1591/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2024. Tuyên truyền các chương trình, kế hoạch hằng năm, giai đoạn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh.

- Truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương, Đường dây nóng 1800588850 của Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh, các nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy.

b) Hình thức truyền thông

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, hội thi,...; lồng ghép kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em vào hoạt động của các cấp, các ngành (nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tập huấn kỹ năng...).

- Tăng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với thời lượng và khung giờ phù hợp với trẻ em, cha, mẹ trên các phương tiện truyền thông như Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Đài truyền thanh cấp huyện và loa truyền thanh cấp xã; tuyên truyền trên môi trường mạng internet, các trang mạng xã hội...

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ