Kế hoạch 38/KH-UBND về Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2023
Ngày có hiệu lực 21/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 21 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển chính quyền số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên môi trường số, giúp cho việc chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo được nhanh chóng, thuận lợi, tăng cường tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên môi trường số, giúp tăng năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế thành phố. Phát triển xã hội số để hỗ trợ người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ công, đào tạo, tri thức;

b) Tập trung triển khai chuyển đổi số trong một ngành lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, du lịch... để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội;

c) Triển khai chủ đề năm 2023 là “Năm dữ liệu số quốc gia”, tập trung việc số hóa, quản lý tích hợp và chia sẻ dữ liệu theo năm dữ liệu số quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

- Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 70%, 60%, 55%; tổ chức quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố hoặc Bộ phận Một cửa cấp sở, cấp huyện, cấp xã đạt 100%;

- Tối thiểu 70% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 40% trở lên;

- 100% TTHC trên địa bàn thành phố, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến toàn trình. Trong số đó, ít nhất 90% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 30%;

- 45% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ;

- 50% hệ thống thông tin của sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP);

- 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 75% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 45% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (bao gồm hồ sơ văn bản điện tử và hồ sơ TTHC, không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);

- 95% máy chủ, máy trạm tại các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ;

- 100% các cơ quan cung cấp dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung thực hiện kiểm tra, đánh giá duy trì dữ liệu;

- 100% cơ quan nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ;

- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố được nâng cao nhận thức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số;

- 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số.

b) Về phát triển kinh tế số

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, hướng đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 20%.

c) Về phát triển xã hội số

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 70%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 75%;

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

[...]