Kế hoạch 3735/KH-UBND năm 2022 thực hiện thông tin, tuyên truyền Đề án số 6 của Chính phủ trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 3735/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2022
Ngày có hiệu lực 04/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Cần Giờ
Người ký Nguyễn Ngọc Xuân
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3735/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 04 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN ĐỀ ÁN SỐ 6 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ

Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06);

Căn cứ Kế hoạch số 1016/KH-STTTT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Sở Thông tin và Truyền thông triển khai công tác thông tin, tuyên truyền Đề án số 6 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền Đề án số 6 của Chính phủ trên địa bàn huyện Cần Giờ cụ thể, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện; khuyến khích mọi nguồn lực, sự đồng tình của toàn xã hội, đặc biệt là người đứng đầu của ban, ngành, đoàn thể, chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức và người dân về vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06; xác định rõ đây là Đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, của người dân và của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan báo chí, bảo đảm thông tin về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án 06 tại các phòng, ban, đơn vị huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn được phản ánh đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

2. Yêu cầu:

- Phối hợp, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, đa chiều, phù hợp với tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng.

- Tuyên truyền triển khai Đề án phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, với quy mô lớn, tiến hành trên phạm vi rộng, có sự phối hợp của các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả lâu dài; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ phù hợp với Chương trình chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông như: phát thanh, truyền hình, viễn thông, Internet, hệ thống thông tin cơ sở; khai thác tốt các trang mạng xã hội để tuyên truyền có hiệu quả về Đề án 06, đảm bảo công tác tuyên truyền được sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện.

- Các cơ quan, tổ chức được phân công trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN:

1. Nội dung tuyên truyền:

1.1. Tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06 đối với xã hội:

- Cần phổ biến nội dung thông tin Dữ liệu dân cư có ý nghĩa rất quan trọng để xác thực, kết nối các dữ liệu, khai thác phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, minh bạch hóa các thủ tục hành chính; thực hiện người dân chỉ phải cung cấp thông tin một lần; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện các thủ tục hành chính; nhận thức đầy đủ và sử dụng tiện ích, ứng dụng phục vụ giao dịch trên không gian mạng góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho đất nước.

- Tuyên truyền mục tiêu tổng quát Đề án 06 của Chính phủ là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Ban chỉ đạo Trung ương sẽ triển khai thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu để triển khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

1.2. Tuyên truyền quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp khi triển khai Đề án 06:

- Ưu tiên tập trung tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp biết được lợi ích thiết thực, tích cực tham gia 25 dịch vụ thiết yếu và việc cấp số định danh điện tử cho công dân. Tuyên truyền, vận động mạnh mẽ về nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp đến từng đối tượng, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cụ thể có hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách để nâng cao nhận thức, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa toàn xã hội, hưởng ứng và tham gia cùng Đảng và chính quyền thực hiện thành công Đề án 06 của Chính phủ.

- Thông tin tuyên truyền về việc hệ thống định danh và xác định điện tử được đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng để phát triển hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cung cấp, số hóa một lần, tạo sự minh bạch, rõ ràng, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm (rửa tiền, gian lận thương mại, lừa đảo...) trên không gian mạng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, góp phần xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại...

- Thông tin về lộ trình triển khai của Đề án 06. Theo đó, các thông tin công dân sẽ được tích hợp trên thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cùng với ứng dụng VNEID sẽ giúp người dân chỉ sử dụng duy nhất thẻ Căn cước công dân thay thế nhiều giấy tờ khác để thực hiện các giao dịch với các cơ quan Nhà nước, bảo đảm an ninh, an toàn, chính xác và bảo mật thông tin:

+ Công dân khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) các thông tin cá nhân sẽ được tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

+ Công dân có thể cung cấp, chia sẻ, đảm bảo chính xác thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QRcode hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.

+ Công dân có thể thay thế Căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế...

+ Công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền...).

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ