Kế hoạch 37/KH-UBND triển khai hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014

Số hiệu 37/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2014
Ngày có hiệu lực 17/02/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Khôi
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 14/CT-TU ngày 12/12/2012 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và giảm ùn tắc giao thông; quản lý lòng đường, vỉa hè và bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện Kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” và chủ đề Năm Trật tự văn minh đô thị 2014 của Thành phố, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2014 với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong toàn Thành phố về công tác bảo đảm TTATGT; giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; bảo đảm trật tự văn minh đô thị.

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông, của các đơn vị kinh doanh vận tải; xây dựng và hình thành văn hóa giao thông.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai, phối hợp trong công tác đảm bảo TTATGT, trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường.

- Phấn đấu giảm tối thiểu 15% số điểm ùn tắc giao thông, không để ùn tắc giao thông kéo dài hơn 30 phút; số vụ, số điểm ùn tắc giao thông, giảm tối thiểu 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2013, xóa 100% các “điểm đen” về tai nạn giao thông.

2. Yêu cầu:

- Có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành Thành phố, sự tham gia tích cực, chủ động của các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm TTATGT với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát thực tế, xác định các vấn đề trọng tâm để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm tạo được sự đột phá trong cả năm 2014.

- Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ngành Thành phố với các quận, huyện, thị xã trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT, trật tự đô thị.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, trật tự đô thị. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT, trật tự đô thị ở các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành Thành phố.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Về chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện:

- Các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải xác định công tác bảo đảm TTATGT là một nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, ban hành các kế hoạch triển khai công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn, lĩnh vực mình theo dõi, phụ trách.

- Chính quyền các cấp quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn huy động mọi lực lượng và tổ chức thực hiện tập trung, quyết liệt các giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng địa phương nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT, trật tự đô thị trên địa bàn; kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập trong quản lý TTATGT, trật tự đô thị để bổ sung, điều chỉnh các giải pháp thực hiện cho phù hợp.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng các công trình, dự án hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, các chương trình mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và công tác quản , duy trì công trình hạ tầng giao thông.

2. Về công tác tuyên truyền:

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông: tuyên truyền trực quan, tuyên truyền lưu động, sử dụng thông điệp, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề an toàn giao thông.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trong các doanh nghiệp vận tải, đối với người điều khiển phương tiện.

- Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề: quy tắc giao thông đường bộ; điều khiển phương tiện đúng làn đường; phòng, chống uống rượu bia đối với người lái xe; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện; quy tắc an toàn khi vượt qua đường sắt, bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt; điều kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy chở khách; vận động người đi đò sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, quy định quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường...

- Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

- Khẩu hiệu tuyên truyền: “An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người;Không chở quá tải, quá số người quy định; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; ‘‘Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, n đường”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy”; “Quan sát an toàn khi vượt qua đường sắt”; “Dừng lại quan sát trước khi qua đường”; “Chấp hành quy định an toàn khi đi đò”.

3. Về công tác tổ chức giao thông:

- Tổ chức các cặp đường một chiều (trên các tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long; khu vực hồ Tây; đường Bắc Thăng Long - Nội Bài...); duy trì phân làn, tách dòng phương tiện ở các tuyến phố và tiếp tục tổ chức phân làn trên các tuyến đường chính có lưu lượng tham gia giao thông cao.

- Sắp xếp lại các điểm đỗ xe trên các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy; Thí điểm bố trí điểm đỗ, đón trả khách cho xe taxi trong các quận trung tâm; Thí điểm tổ chức giao thông đi bộ khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu vực phố Cổ; Tiếp tục thực hiện việc cấm bố trí các điểm đỗ, điểm trông giữ phương tiện tại 268 tuyến phố trên địa bàn các quận.

[...]