Kế hoạch 3623/KH-UBND năm 2017 phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Điện Biên năm 2018

Số hiệu 3623/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2017
Ngày có hiệu lực 11/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3623/KH-UBND

Điện Biên, ngày 11 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

Trước những diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi, bệnh Lassa, bệnh Mers-CoV, bệnh dịch hạch, bệnh Zika, dịch bệnh cúm A(H7N9) chưa khống chế được triệt để, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại địa phương như bệnh dại, viêm não Nhật Bản, bệnh than, thủy đậu, quai bị...; Đchủ động phòng, chống dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, tđó triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, khống chế dịch, không để dịch lan rộng; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Điện Biên năm 2018, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tại các tuyến, duy trì hoạt động thường xuyên; tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phòng chống dịch bệnh từ tỉnh đến huyện, xã.

- Dự phòng, ngăn chặn, cảnh báo sớm và đáp ứng kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi, tái nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy him như Ebola, viêm đường hô hấp cấp tính Trung đông (Mers-CoV), các bệnh cúm A, dịch hạch, tả, thương hàn, sốt xuất huyết, Zika... Giảm tối đa số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm lưu hành như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do mô cầu, sốt rét, dại, thủy đậu, quai bị, bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than và các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhn thức của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

- Chủ động sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh. Có các phương án cụ thể khi có dịch xảy ra ở diện rộng. Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.

- Nâng cao năng lực trong khâu tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm và chẩn đoán dịch bệnh của hệ thống xét nghiệm các tuyến; Củng cố, mở rộng các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh của phòng xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đảm bảo tính chủ động và kịp thời.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN

1. Tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm các cấp; đảm bảo 100% các địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch phương án phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

2. 100% bệnh, dịch mới phát sinh và các ổ dịch được phát hiện sớm, báo cáo đúng quy định, khoanh vùng và dập dịch kịp thời.

3. 100% vụ dịch xảy ra được phát hiện sớm, tiến hành điều tra, xác minh và xử trí kịp thời; không để dịch lây lan, kéo dài. Thực hiện giám sát tích cực và theo dõi 100% các ổ dịch cũ trên địa bàn toàn tỉnh.

4. 80% các ca bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình TCMR được điều tra theo quy định và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

5. Trên 90% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và hưng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng Internet.

6. 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khu.

7. Trên 80% người dân trong địa bàn có dịch xảy ra được tuyên truyền về kiến thức phòng chống dịch bệnh; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

8. Đảm bảo đủ cơ số dự phòng trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, nhân lực, phương tiện sẵn sàng triển khai các biện pháp dập dịch khi có dịch xảy ra.

9. 100% các huyện, thị, thành phố được trang bị máy tính nối mạng để phục vụ công tác quản lý, thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm.

10. Giảm 5-10% số mắc, chết do các bệnh truyền nhiễm phổ biến, lưu hành tại địa phương so với năm 2017.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh các cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng, chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra tại địa phương. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới; duy trì chế độ giao ban phù hợp với tình hình dịch bệnh từng giai đoạn và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch theo quy định của Nhà nước.

- Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, cấp và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

- Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch có nội dung hoạt động cụ thể và tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống, dịch bệnh; đặc biệt các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngành Y tế; Ngành Giáo dục và Đào tạo và Ngành Y tế có chương trình phối hợp hoạt động liên ngành theo mục tiêu một sức khỏe.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ