Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 362/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án chất lượng thống kê đến năm 2030 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 362/KH-UBND
Ngày ban hành 18/09/2017
Ngày có hiệu lực 18/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Minh Tiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 362/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 643/QĐ-TTg ngày 11/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030 (viết gọn là Đề án chất lượng thống kê). Căn cứ Kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý chất lượng thống kê đến năm 2030 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án chất lượng thống kê” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương, đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp luận trong sử dụng số liệu thống kê cũng như làm cho số liệu thống kê minh bạch hơn. Trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc thực hiện Luật Thng kê.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng thống kê nhà nước, nâng cao chất lượng thông tin thống kê theo chuẩn mực chung, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động được triển khai nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 phải sát với nội dung đề án, đảm bảo đúng tiến độ, khoa học và có tính khả thi.

- Giải pháp tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và không trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, đề án khác đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức về chất lượng thống kê cho tất cả các chủ thể liên quan bao gồm: chủ thể sản xuất thông tin thống kê; chủ thể cung cấp thông tin cho hệ thống thống kê nhà nước; chủ thể sử dụng thông tin thống kê.

- Hệ thống văn bản pháp luật về chất lượng thống kê được phổ biến rộng rãi tới tất cả các chủ thể liên quan, nhm tạo sự đồng thuận của xã hội và đáp ng yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng thống kê.

- Hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng thống kê được triển khai thực hiện trong hệ thống thống kê nhà nước. Năng lực theo dõi, đánh giá, báo cáo chất lượng thống kê được tăng cường theo hướng hiệu quả. Từ năm 2018, báo cáo tự đánh giá chất lượng thống kê của cơ quan thống kê được biên soạn và công bố hàng năm. Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê định kỳ hàng năm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

- Triển khai các công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê theo yêu cầu của Tổng cục Thống kê; biên soạn sổ tay hướng dẫn quản lý chất lượng thống kê cho công chức ngành thống kê.

- Tuyên truyền, đào tạo kiến thức về quản lý chất lượng thống kê, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: Tổ chức thực hiện chương trình tuyên truyền về chất lượng thống kê; xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng thống kê.

- Thực hiện đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê, bao gồm các hoạt động: Triển khai thnghiệm đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê; hoàn thiện bộ tiêu chí chất lượng thống kê, các công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê; thực hiện tự đánh giá, đánh giá độc lập, đánh giá đột xuất và báo cáo chất lượng thống kê quốc gia; xây dựng và áp dụng hệ thống tự đánh giá chất lượng thống kê trực tuyến.

(Kế hoạch cụ thể thực hiện theo phụ biu số 01)

2. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý chất lượng thống kê. Xác định vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sản xuất thông tin thống kê đối với hoạt động quản lý chất lượng thống kê thuộc phạm vi phụ trách, lấy chất lượng thống kê làm một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị sản xuất thông tin thống kê.

- Triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền về chất lượng thống kê phù hợp với từng chủ thể liên quan bao gồm: chủ thể sản xuất và phổ biến thông tin thống kê, chủ thể cung cấp thông tin cho hệ thống thống kê nhà nước, chủ thể sử dụng thông tin thống kê; nâng cao nhận thức và quan điểm chỉ đạo công tác thống kê của lãnh đạo các cấp, các ngành; từng bước xây dựng môi trường làm việc hướng tới nâng cao chất lượng thống kê trong hệ thống thống kê nhà nước.

- Tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các hoạt động thống kê, trong đó có các hoạt động quản lý chất lượng thống kê, như: Xây dựng, áp dụng phần mềm theo dõi, đánh giá chất lượng thống kê trực tuyến; xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá chất lượng thống kê; xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử quản lý chất lượng thống kê.

- Xây dựng môi trường thuận lợi trong việc tiếp cận các loại thông tin thống kê sẵn có theo luật định cho các đối tượng sử dụng. Hình thành bộ phận chuyên trách hỗ trợ các đối tượng sử dụng thông tin thống kê, đặc biệt là việc tiếp nhận và giải đáp các phản hồi của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê.

- Từng bước xây dựng “văn hóa chất lượng thống kê” trong toàn bộ hệ thống thống kê nhà nước.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước được bố trí trong kinh phí thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011.

[...]