Kế hoạch 360/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 360/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 28/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Phạm Anh Tuấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 360/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ (Chỉ thị số 24/CT-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, nhân dân, các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh biết.

b) Nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, nhân dân, các đơn vị kinh doanh vận tải trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông đường bộ gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; đặc biệt là giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

2. Yêu cầu

a) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiềm chế tai nạn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

b) Quán triệt tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị nhà nước trong thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, giáo dục ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ đến toàn thể người dân, đơn vị vận tải, lái xe.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương

a) Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

b) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên (đặc biệt là đội ngũ lái xe) thuộc cơ quan, đơn vị mình thông suốt và nghiêm chỉnh chấp hành, gắn với các phong trào thi đua trong cơ quan. Có hình thức kỷ luật, xử lý phù hợp đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức người lao động vi phạm trật tự an toàn giao thông.

c) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tuyên truyền đến chủ xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp và lái xe nắm được các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, về trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền vận động người dân kiên quyết từ chối sử dụng dịch vụ vận tải của các đơn vị vận tải không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông; tuyên truyền đến mọi người dân phải thắt dây an toàn khi đi xe ô tô.

2. Sở Giao thông vận tải

a) Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các Trung tâm đào tạo lái xe; nâng cao chất lượng công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe.

b) Kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với đơn vị kinh doanh vận tải định kỳ hoặc đột xuất khi có xảy ra tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền; trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình đối với các phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải để xử lý theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe đối với lái xe.

c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để có biện pháp nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình đảm bảo an toàn và kịp thời điều chỉnh, lắp đặt đầy đủ các biển báo hiệu đường bộ, xử lý triệt để và không để xảy ra điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh.

d) Giám sát các công trình đang thi công, nâng cấp; yêu cầu các nhà thầu phải bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công.

đ) Yêu cầu các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ:

- Thực hiện đúng quy trình kiểm định đảm bảo an toàn kỹ thuật của các phương tiện.

- Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông kiểm tra tình trạng kỹ thuật đối với xe ô tô tham gia giao thông.

- Phối hợp, thông tin đến lực lượng chức năng danh sách các xe ôtô hết niên hạn sử dụng để kiểm tra, xử lý vi phạm.

e) Cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý phương tiện, lái xe... đến các cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm khi có yêu cầu.

g) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải độc lập và phối hợp với các lực lượng chức năng thuộc Công an tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; chú trọng kiểm tra xe vận tải hành khách, hàng hóa bằng container.

[...]