ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 15 tháng 3 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới
của thành phố Cần Thơ năm 2017, với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC TIÊU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới;
giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn
bất bình đẳng hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, đảm bảo bình đẳng thực
chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần thực hiện thành công Chương
trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 77% cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng
vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp; 60% người dân ở các cụm dân cư được
truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
b) 100% cán bộ làm công tác
bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định chính sách các
cấp được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới.
c) Phấn đấu 100% nữ đại biểu
dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch
(từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản
lý, lãnh đạo.
d) Phấn đấu 100% người có
nhu cầu hỗ trợ về bình đẳng giới được tiếp cận ít nhất một dịch vụ tư vấn, hỗ
trợ bình đẳng giới.
II. ĐỐI
TƯỢNG
Các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và các tầng lớp nhân dân trên phạm vi toàn
thành phố.
III. NỘI
DUNG
1. Truyền thông nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới
a) Nâng cao năng lực truyền
thông về bình đẳng giới cho các cơ quan truyền thông, đội ngũ báo cáo viên,
phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở.
b) Mở rộng việc thực hiện
các hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với
đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư dưới hình thức: Hội thi, Hội thảo
và các hình thức khác; thí điểm lồng ghép nội dung về bình đẳng giới vào nội
dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ tại các xã, phường, thị trấn và trong trường
học, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp tại một số địa phương; xây dựng, duy
trì và phát triển đa dạng các chương trình, sản phẩm truyền thông về bình đẳng
giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
c) Tổ chức triển khai thực
hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”
từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 với các hoạt động chính như: xây dựng chủ đề và
thông điệp truyền thông cho tháng hành động; tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng
các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì
sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
d) Tổ chức tổng kết 10 năm
thực hiện Luật Bình đẳng giới (2007 - 2017).
2. Nâng cao năng lực
và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới
a) Nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ các cấp, cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp
chế ở các sở, ngành, địa phương: tổ chức Hội nghị tập huấn, Hội thảo, Tọa đàm,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới; tổ chức học tập, trao đổi
kinh nghiệm.
b) Nâng cao hiệu quả công
tác thống kê, báo cáo số liệu tách biệt giới trong các lĩnh vực: Hội thảo, tập
huấn bồi dưỡng kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích sử dụng số liệu tách biệt
giới trong các lĩnh vực.
3. Nâng cao năng lực
cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các
cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch
a) Khảo sát, đánh giá về thực
trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; kiến nghị các
biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo
và bổ nhiệm cán bộ nữ.
b) Tổ chức Hội thảo, Tập
huấn, Tọa đàm nâng cao năng lực cho các cơ quan tham mưu trong công tác hoạch
định, tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ
nữ.
c) Tổ chức Hội thảo, Tập
huấn, Tọa đàm, Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho đội
ngũ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch.
4. Xây dựng Kế hoạch
thực hiện Chương trình mục tiêu về Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội
giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có các nội dung về hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
5. Tổ chức xây dựng,
thực hiện các Mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng
giới trong những lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao:
a) Tiếp tục duy trì và nhân
rộng Mô hình: “Hỗ trợ xã, phường xây dựng, sửa đổi quy ước đảm bảo các nguyên tắc
bình đẳng giới” tại các địa phương:
- Xã, phường duy trì:
+ Phường Tân An, quận Ninh
Kiều;
+ Phường Bình Thủy, quận
Bình Thủy;
+ Xã Đông Thuận, huyện Thới
Lai;
+ Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh
Thạnh;
+ Xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ.
- Xã, phường nhân rộng:
+ Phường Hưng Phú, quận Cái
Răng;
+ Phường Trường Lạc, quận Ô
Môn;
+ Phường Tân Hưng, quận Thốt
Nốt;
+ Xã Trường Long, huyện
Phong Điền.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện
Mô hình: “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại xã
Thới Đông, huyện Cờ Đỏ.
c) Xây dựng Mô hình “Câu lạc
bộ nữ công nhân nhà trọ” tại Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ, phường Trà
Nóc, quận Bình Thủy và phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
d) Trung tâm Công tác xã hội
thực hiện cung cấp dịch vụ về bình đẳng giới.
6. Xây dựng Kế hoạch
triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn
2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
IV. CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới và vì sự
tiến bộ của phụ nữ. Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố và địa phương. Duy trì việc thực hiện
hiệu quả về cơ chế báo cáo, thông tin thường xuyên về công tác bình đẳng giới.
2. Đẩy mạnh thông
tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành động và
trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng vũ
trang, sinh viên, học sinh và nhân dân. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xử
lý kịp thời các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.
3. Đẩy mạnh việc huy
động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc thực
hiện Kế hoạch và sử dụng hiệu quả nguồn lực được huy động.
4. Tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về việc thực hiện hoạt động
bình đẳng giới, các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành về bình đẳng giới.
5. Tăng cường công
tác nghiên cứu về bình đẳng giới, mở rộng hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
V. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện được bố
trí từ các nguồn vốn:
1. Ngân sách nhà nước.
2. Tài trợ, viện trợ, huy động
từ xã hội và cộng đồng.
3. Các nguồn hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giao Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển
khai thực hiện trên phạm vi toàn thành phố Cần Thơ.
a) Hướng dẫn các sở, ngành,
cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai,
thực hiện Chương trình.
b) Tổ chức thực hiện “Tháng
hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”. Tổ chức tổng
kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (2007 - 2017).
c) Nghiên cứu, đề xuất và
áp dụng chính sách, chương trình nâng cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
d) Kiểm tra, thanh tra tổng
hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
đ) Xây dựng Kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu về Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn
2016 - 2020.
e) Xây dựng Kế hoạch triển
khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 -
2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Sở Tư pháp thực hiện
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; quy
định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác truyền thông, phổ biến
và giáo dục pháp luật.
3. Sở Nội vụ chủ trì,
phối hợp hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ
nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn
và quy định hiện hành có liên quan; thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới
và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan vận động các nguồn tài trợ
để thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Tài chính bố
trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách năm của các cơ quan và
địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan
liên quan và địa phương hướng dẫn, định hướng cơ quan báo chí đẩy mạnh và đổi mới
các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt
động thông tin, báo chí, xuất bản có nội dung định kiến giới.
7. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ việc phê
duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, hoạt động giải trí đảm bảo
không mang định kiến giới; tổ chức lồng ghép tuyên truyền nội dung thực hiện
bình đẳng giới vào các hoạt động chuyên môn của ngành, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, các cơ quan và các địa phương chỉ đạo thực hiện Mô
hình: “Hỗ trợ xây dựng, sửa đổi quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”; Mô
hình: “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; tổ chức thực
hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”
và triển khai Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn
2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
8. Sở Khoa học và
Công nghệ và tăng cường công tác triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về
bình đẳng giới.
9. Ban Dân tộc tổ chức
truyền thông, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện chính sách đặc
thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.
10. Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ, Báo Cần Thơ và các cơ quan thông tin trên địa
bàn thành phố tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất
lượng truyền thông về bình đẳng giới.
11. Ủy ban nhân dân
quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch
hoạt động về bình đẳng giới phù hợp với Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn của
các sở, ngành có liên quan; bố trí ngân sách địa phương để thực hiện và lồng
ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện hoạt động
bình đẳng giới; kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Kế hoạch
và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân thành phố.
12. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Liên đoàn
Lao động thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
và các tổ chức thành viên khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham
gia triển khai các hoạt động đề ra trong Kế hoạch; đẩy mạnh công tác truyền
thông, giáo dục về bình đẳng giới, tham gia giám sát thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới của thành phố Cần Thơ năm
2017. Đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố,
các Đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND TP (1AB);
- UBMTTQVN và các Đoàn thể TP;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (3C);
- Lưu: VT.TP
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Thành Thống
|