Kế hoạch 356/KH-UBND năm 2019 về nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 356/KH-UBND
Ngày ban hành 30/01/2019
Ngày có hiệu lực 30/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lương Văn Cầu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/KH-UBND

Hải Dương, ngày 30 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2019-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Nghị quyết số 08/2018/NQ - HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về Quyết định mức hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành quy định mức hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Chương trình số 2799/CTr - UBND ngày 31/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên địa bàn cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; gắn phát triển sản xuất với giảm nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nghề truyền thống, đặc trưng phù hợp với điều kiện từng địa phương. Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người nghèo trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở các làng nghề truyền thống, các đặc trưng về sản xuất của các địa phương, đánh giá các mô hình sản xuất đã và đang thực hiện thành công, đúc rút kinh nghiệm về cơ chế, quy trình thực hiện, đối tượng tham gia, điều kiện bảo đảm... từ đó tìm mô hình hiệu quả để tiếp tục nhân rộng cho phù hợp với điều kiện, thế mạnh từng địa phương, phù hợp với nhu cầu, tập quán của người dân và có khả thi khi nhân rộng.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện mới, linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của công tác giảm nghèo bền vững.

- Lập dự án, thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng quy trình, đạt hiệu quả; kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết đánh giá và báo cáo kịp thời.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các mô hình đảm bảo hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng hỗ trợ

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; nhóm hộ, cộng đồng dân cư; tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi thực hiện

Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, ưu tiên thực hiện trước tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và các xã đăng ký tham gia Chương trình nông thôn mới.

3. Một số nguyên tắc chung trong thực hiện dự án, mô hình

- Đảm bảo công khai, dân chủ có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án.

- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án phải có đơn đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo; hộ mới thoát nghèo phải có cam kết không tái nghèo, tái cận nghèo. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hộ không nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo tự đảm bảo kinh phí thực hiện. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Hỗ trợ thông qua cộng đồng có thể là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện, hoặc hình thành theo từng thôn, khu dân cư, được UBND cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể.

- Nguồn vốn hình thành một phần từ ngân sách nhà nước, từ vốn vay tín dụng ưu đãi, từ nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án khác trên địa bàn (như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ đất sản xuất), từ vốn đối ứng của hộ gia đình.

Vốn hỗ trợ của ngân sách theo phương thức có thu hồi, luân chuyển và bảo toàn trên địa bàn thực hiện dự án.

- Nội dung hỗ trợ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng dự án, bao gồm hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hướng dẫn chăm sóc, bảo quản, chế biến, phòng trừ dịch bệnh gắn với tiếp cận thị trường.

Lưu ý: Các nguyên tắc trên cn được xuyên suốt trong toàn bộ chương trình, bao gồm cả hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc dự án hỗ trợ sinh kế do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện để bảo đảm tính thống nhất.

4. Các loại mô hình

[...]