Kế hoạch 35/KH-BCĐ triển khai công tác cai nghiện - quản lý sau cai năm 2014 do Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 35/KH-BCĐ
Ngày ban hành 13/02/2014
Ngày có hiệu lực 13/02/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BCĐ PHÒNG, CHỐNG AIDS VÀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-BCĐ

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CAI NGHIỆN - QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY NĂM 2014

Căn cứ Kế hoạch phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghin trên đa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch s 16/KH-UBND ngày 13/01/2014 của UBND Thành phố về công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2014. Đtiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dự phòng và điều trị cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai công tác cai nghiện - quản lý sau cai năm 2014, với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

1.1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chtrương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nnước, Thành phố về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghin ma túy. Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã và các Ban, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chđạo, thực hiện công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

1.2. Đổi mới, nâng cao hiệu qucông tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kim chế sự gia tăng số người nghiện mi, nâng cao sức khe cho người nghiện ma túy, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

1.3. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức điều trị, bao gồm biện pháp điu trị tự nguyện ti gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc theo hưng tăng dần số người điều trị tại cộng đồng và khuyến khích tự nguyện cai nghiện tại các Trung tâm. Thực hiện các giải pháp toàn diện, kiên trì xác định điều trị lâu dài, liên tục, tăng cường chất lượng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, tạo việc làm, kết hợp với giảm hại của sử dụng ma túy và dự phòng hạn chế lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy.

1.4. Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác cai nghiện và quản lý sau cai, nhm nâng cao kiến thức pháp luật, vai trò của nhân dân và gia đình người nghiện trong việc vận động người nghin ma túy đi cai nghiện và giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện.

1.5. Đổi mi công tác qun lý, chữa bệnh tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hi, Trung tâm Quản lý sau cai, xây dựng môi trường thân thiện, gần gũi, không bạo lực, không tiêu cực, đa dạng hóa các hình thức phục vụ, nhằm thu hút nhiều người nghiện vào cai nghiện tự nguyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ học nghề, lao động sản xuất, củng cố các điu kiện về cơ sở vật chất, đồng thi trang bị, đào tạo nghphù hợp cho học viên đcó cơ hội tìm được việc làm khi về cộng đồng.

1.6. Tăng cường chất lượng hiệu quả công tác quản lý sau cai nghiện ma túy, chú trọng thực hiện các giải pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm và nơi cư trú theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP; tiếp tục duy trì và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt độnghình Câu lạc bộ B93.

1.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện, phục hồi và quản lý sau cai tại Trung tâm, gia đình và cộng đng; Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã.

2. Chỉ tiêu bản

2.1. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc cho 7.291 người (Số người cai nghiện bắt buộc mới trong năm là 1.900 người, số người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Trung tâm năm 2012, 2013 tiếp tục quản lý năm 2013: 5.391 người).

2.2. Cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện cho 500 người.

2.3. Thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 tại 100% các xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện trên địa bàn Thành phố.

2.4. Quản lý sau cai tại Trung tâm 4.304 người (số vào mới năm 2014: 1.200 người, số năm 2013 mang sang tiếp tục quản lý năm thứ hai: 1.445 người, squản lý sau cai năm 2012, 2013 chuyển sang năm 2014 chun bị tái hòa nhập cộng đng: 1.659 người); Quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 3.436 người (số quản lý sau cai năm 2014 là 1.266 người, số quản lý năm 2013: 1.170 người, số quản lý năm 2012 hoàn thành thời gian quản lý sau cai trong năm 2014: 1.000 người).

2.5. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thí điểm Đề án điều trị thay thế bằng Methadone, trong đó tiếp tục điều trị ổn định cho 1.500 người nghiện ma túy tại 6 cơ sở. Tiếp nhận đưa vào điều trị mới năm 2014 là 290 người nghiện ma túy.

2.6. Duy trì hoạt động 45 Câu lạc bộ quản lý sau cai (B93) đảm bảo có 60% Câu lạc bộ có số buổi và thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, hiệu quả.

2.7. Tổ chức dạy nghề cho 1.300 người (Trong đó 1.000 người cai nghiện ma túy bắt buộc và 300 người thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy tại các Trung tâm). (Chi tiết theo biểu 1, 2, 3, 4 đính kèm)

2.8. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của Đội Công tác xã hội tình nguyện.

2.9. Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm và tại các xã, phường, thị trấn.

2.10. Xây dựng và thí điểm Trung tâm - Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội s V thành Trung tâm cai nghiện mở.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân coi nghiện ma túy là bnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đi nhận thức, hành vi, kéo dài thời gian ổn định bệnh (không tái nghiện) nhm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

4. Chú trọng thực hiện các biện pháp mang tính xã hội hóa đi với công tác điều trị nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đng. Phát động toàn dân phòng nga tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; huy đng các nguồn lực để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sng; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm...

5. Rà soát, sắp xếp các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghin ma túy, đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận cai nghiện cho học viên, điều chỉnh công suất các Trung tâm phù hợp với các quy định hiện hành và thực tế sngười vào cai nghiện và quản lý sau cai tại các Trung tâm.

[...]