Kế hoạch 16/KH-UBND công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Hà Nội năm 2014

Số hiệu 16/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2014
Ngày có hiệu lực 13/01/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2014

Thực hiện Kế hoạch phòng, chống ma túy giai đoạn 2011-2015 và Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2020 và định hướng chiến lược đến năm 2030 của Chính phủ và của Thành phHà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phxây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống ma túy năm 2014 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Thành phố về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, làm chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động trong mi Đảng viên, cán bộ chủ cht và các tầng lớp nhân dân đối với công tác này.

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ma túy, trong đó đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền phòng ngừa; đẩy mạnh công tác đấu tranh, điều tra xử lý tội phạm ma túy; Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, góp phần bảo đảm ANTT trên địa bàn Thành phố.

3. Tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, cấp ủy chính quyền các cấp cần xác định những địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy để tập trung đầu tư, giải quyết dứt điểm, đồng thời có Kế hoạch phòng ngừa giổn định địa bàn không để tái hoạt động trở lại hoặc hình thành các điểm nóng phức tạp về ma túy.

4. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải đảm bảo sự phi hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thnhằm bảo đảm thực hiện thng lợi kế hoạch của Ban chỉ đạo Thành ph. Đồng thời, phải gắn việc thực hiện kế hoạch với các chương trình khác như: Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Phấn đấu cuối năm 2014 giảm 5% số người nghiện ma túy hiện có (trong danh sách quản lý) so với cùng kỳ năm 2013.

2. Điều tra, bắt giữ, xử lý hình sự 2.500 vụ án ma túy (trong đó có 40 % là án mua bán, vận chuyển). Triệt xóa 5 điểm phức tạp, giải quyết hạ 01 tụ điểm phức tạp về ma túy (Tụ điểm tại Bệnh viên 09 - Tân triều - Thành Trì) xuống thành điểm phức tạp.

3. Tổ chức xét xử 100% số vụ án ma túy (do ngành Toà án thụ lý) trong đó xét xử lưu động 1.342 vụ, xét xử án điểm 391 vụ.

4. Lập 1.900 hồ sơ người nghiện ma túy đề nghị Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vận động 500 người cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện.

5. Thực hiện quản lý sau cai theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ cho 2.605 người, trong đó, quản lý sau cai tại nơi cư trú 1.555 người, quản lý sau cai tại Trung tâm 1.050 người.

6. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thí điểm Đề án điều trị thay thế bằng Methadone, trong đó tiếp tục điều trị ổn định cho 1.500 người nghiện ma túy tại 6 cơ sở (tính đến tháng 12/2013). Tiếp nhận đưa vào điu trị mới năm 2014 là 290 người nghiện.

7. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 4060/QĐ-BCA-C41 ngày 26/7/2013 của Bộ Công an về việc phê duyệt dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” tiếp tục duy trì, giữ những xã đã đạt “Không có tệ nạn ma túy” năm 2013; Năm 2014, xây dựng mi 10 xã đạt “Không có tệ nạn ma túy”.

8. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm về đấu tranh, giải quyết tệ nạn ma túy trên địa bàn 3 quận và 15 phường, thị trấn.

III. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Xây dựng và triển khai Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc Hội khóa XIII về “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”; Đánh giá giữa kỳ và đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy...Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới”;

2. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Quy chế phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.

3. Tích cực đẩy mạnh phối kết hợp liên ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở các tuyến, địa bàn phức tạp, địa bàn giáp ranh; Chú trọng lồng ghép Chương trình phòng, chống ma túy gắn với các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa"

Tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề, mô hình, phong trào, cuộc vận động phòng, chống ma túy, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chuyên đề về “Tăng cường đấu tranh giải quyết điểm tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy trên địa bàn phường, xã, thị trấn” (PC47- CATP); Kế hoạch chuyên đề chỉ đạo điểm của BCĐ Thành phố về “Tập trung đấu tranh gii quyết tệ nạn ma túy tại 3 quận và 15 phường, thị trấn”, Chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác xét xử lưu động các vụ án phạm tội về ma túy trên địa bàn xã, phường, thị trấn (của Ngành Toà Án); Chuyên đề xây dựng xã, phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy” đồng thời tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, làm cơ sở tiếp tục chỉ đạo nhân rộng.

4. Tổ chức rà soát, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy, người nghiện ma túy, phục vụ cho công tác phòng ngừa đấu tranh, cai nghiện và thực hiện các đề án về quản lý sau cai theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.

5. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch phòng chống ma túy giai đoạn 2011-2015 và các nhóm chương trình đã đề ra trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Thành ủy Hà Nội, trong đó tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp chính là: Đy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa; Tăng cường, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy; Nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý Nhà nước về ANTT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu tân dược, chất gây nghiện, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy v.v. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

6. Rà soát hệ thống các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách về phòng, chống ma túy của Hà Nội đã ban hành trong những năm qua, để tham mưu, xây dựng ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi một số văn bản cũng như cơ chế, chính sách, chế độ công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện, quản lý sau cai cho phù hợp với thực tiễn trên địa bàn Hà Nội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cơ sở thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

7. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch giai đoạn, Kế hoạch chuyên đề, Đề án liên quan về phòng, chống ma túy (theo chỉ đạo của Trung ương và của Thành phố), nhằm rút ra bài học, kinh nghiệm, nguyên nhân tồn tại, kiến nghị đề xuất biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện thời gian tới.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy

[...]