Kế hoạch 3478/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu | 3478/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Đinh Văn Thiệu |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3478/KH-UBND |
Khánh Hòa, ngày 21 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Công văn số 4015/BVHTTDL-VHDT ngày 27/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hướng dẫn số 677/HD- BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; ý kiến tham mưu của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 679/TTR-SVHTT ngày 05/4/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (dự án số 6) giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo cụ thể hóa nội dung, yêu cầu nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt các công việc đã đề ra tại Kế hoạch, sử dụng kinh phí trong việc triển khai dự án đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong quá trình triển khai thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
1. Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
1.1. Khảo sát, kiểm kê lập danh mục di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
- Nội dung thực hiện: Khảo sát đánh giá, kiểm kê di sản văn hóa truyền thống ở cộng đồng; tập huấn cho cộng đồng, xây dựng danh mục; tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả kiểm kê, đề xuất công tác, biện pháp bảo vệ di sản văn hóa truyền thống.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dân tộc thiểu số sinh sống.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2024.
- Kinh phí: Ngân sách tỉnh, vốn sự nghiệp của địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả kiểm kê, danh mục, đề xuất công tác bảo vệ di sản văn hóa truyền thống.
1.2. Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống
- Nội dung thực hiện: Tập huấn cho cộng đồng, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể (phỏng vấn, điều tra, quay phim, fly cam, ghi âm, chụp hình, kể chuyện, lập bản đồ, báo cáo khoa học về di sản văn hóa truyền thống, trình diễn trưng bày, báo cáo kết quả sưu tầm, tư liệu hóa.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dân tộc thiểu số sinh sống.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của địa phương, vốn sự nghiệp của Trung ương hỗ trợ.
- Kết quả, sản phẩm: Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3478/KH-UBND |
Khánh Hòa, ngày 21 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Công văn số 4015/BVHTTDL-VHDT ngày 27/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hướng dẫn số 677/HD- BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; ý kiến tham mưu của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 679/TTR-SVHTT ngày 05/4/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (dự án số 6) giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng cán bộ văn hóa, nghệ nhân; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo cụ thể hóa nội dung, yêu cầu nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt các công việc đã đề ra tại Kế hoạch, sử dụng kinh phí trong việc triển khai dự án đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong quá trình triển khai thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
1. Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
1.1. Khảo sát, kiểm kê lập danh mục di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
- Nội dung thực hiện: Khảo sát đánh giá, kiểm kê di sản văn hóa truyền thống ở cộng đồng; tập huấn cho cộng đồng, xây dựng danh mục; tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả kiểm kê, đề xuất công tác, biện pháp bảo vệ di sản văn hóa truyền thống.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dân tộc thiểu số sinh sống.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2024.
- Kinh phí: Ngân sách tỉnh, vốn sự nghiệp của địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả kiểm kê, danh mục, đề xuất công tác bảo vệ di sản văn hóa truyền thống.
1.2. Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống
- Nội dung thực hiện: Tập huấn cho cộng đồng, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể (phỏng vấn, điều tra, quay phim, fly cam, ghi âm, chụp hình, kể chuyện, lập bản đồ, báo cáo khoa học về di sản văn hóa truyền thống, trình diễn trưng bày, báo cáo kết quả sưu tầm, tư liệu hóa.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có dân tộc thiểu số sinh sống.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của địa phương, vốn sự nghiệp của Trung ương hỗ trợ.
- Kết quả, sản phẩm: Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống.
- Đối tượng thực hiện: Phục dựng 05 lễ hội truyền thống tiêu biểu tại 05 địa phương để khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.
- Nội dung thực hiện: Bao gồm các nội dung sau:
+ Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để bảo tồn lễ hội;
+ Thuê chuyên gia nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ bảo tồn lễ hội;
+ Mua vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, tài liệu, tư liệu, thiết kế, phần mềm, công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu, sun tầm, bảo tồn lễ hội;
+ Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy phương pháp, kỹ năng bảo tồn lễ hội;
+ Tổ chức trình diễn, tái hiện lễ hội: Lắp đặt, trang trí (sân khấu, khu vực trình diễn), thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trang thiết bị, vật tư, lễ vật; hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn, ăn ở, đi lại;
+ Sản xuất phim tài liệu lễ hội phục vụ công tác bảo tồn, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá; thông tin, tuyên truyền.
2.1. Phục dựng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: năm 2022.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Lễ hội truyền thống được phục dựng bảo tồn.
2.2. Phục dựng lễ ăn mừng đầu lúa mới - là một phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Lễ hội truyền thống được phục dựng bảo tồn.
2.3. Phục dựng lễ ăn đầu lúa mới - là một phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Khánh Vĩnh
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Lễ hội truyền thống được bảo tồn.
2.4. Phục dựng lễ cưới hỏi của người T’rin (Cơ - Ho) ở huyện Khánh Vĩnh
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Ket quả, sản phẩm: Lễ hội truyền thống được phục dựng bảo tồn.
2.5. Phục dựng lễ hội cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ê - Đê ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa
- Cơ quan chủ trì: UBND thị xã Ninh Hòa.
- Cơ quan thực hiện: UBND thị xã Ninh Hòa.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Lễ hội truyền thống được phục dựng bảo tồn.
2.6. Xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
Sở Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; thị xã Ninh Hòa và đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, xây dựng 03 chương trình sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa (mỗi địa phương 01 chương trình).
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; thị xã Ninh Hòa và đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: 03 chương trình phục vụ phát triển du lịch.
- Đối tượng thực hiện: Nghệ nhân do cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm chọn gồm nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng chính sách hỗ trợ và hỗ trợ nghệ nhân người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, đào tạo bồi dưỡng người kế cận, truyền dạy văn hóa phi vật thể.
- Số lượng cụ thể: Hỗ trợ 30 nghệ nhân phân bổ theo 6 địa phương: Khánh Sơn (8 người), Khánh Vĩnh (8 người), Ninh Hòa (4 người), Cam Ranh (4 người), Cam Lâm (4 người), Diên Khánh (2 người); mỗi nghệ nhân được hỗ trợ: Nghệ nhân nhân dân 1.000.000 đồng/ngày, Nghệ nhân ưu tú 800.000 đồng/ngày, Nghệ nhân dân gian 500.000 đồng/ngày.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương 2 người (huyện Khánh Son), nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương 28 người.
- Kết quả, sản phẩm: Nghệ nhân tiêu biểu trực tiếp tham gia lưu truyền, phổ biến, truyền dạy.
- Đối tượng thụ hưởng: Nghệ nhân, già làng, trưởng thôn/bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số; cộng đồng dân cư các điểm đến du lịch; cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch và các lĩnh vực có liên quan; các đơn vị, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương.
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy về bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể (tiếng nói chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian).
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các nội dung: văn hóa, giao tiếp ứng xử, kỹ năng đón tiếp phục vụ khách du lịch; kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn; kỹ năng phục vụ lưu trú, điều hành, hướng dẫn du lịch.
4.1. Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Tổ chức 6 lớp/6 địa phương: Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Đối tượng tập huấn nắm được chuyên môn, nghiệp vụ.
4.2. Tổ chức lớp tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể
Tổ chức 6 lớp/6 địa phương: Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Đối tượng tập huấn nắm được văn hóa phi vật thể.
4.3. Tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch
4.3.1. Tổ chức lớp nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, nghiệp vụ bàn, chế biến món ăn phục vụ du lịch:
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Địa điểm: Các xã, thôn, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp hợp tác xã, tổ chức kinh tế xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả, sản phẩm: Đối tượng tập huấn nắm được các kỹ năng.
4.3.2. Tổ chức lớp tập huấn lớp kỹ năng điều hành tour, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch phục vụ du lịch
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Địa điểm: Các xã, thôn, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp hợp tác xã, tổ chức kinh tế xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Kết quả, sản phẩm: Đối tượng tập huấn nắm được các kỹ năng.
- Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có năng lực, điều kiện triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dân tộc thiểu số; doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nghệ nhân, đồng bào dân tộc thiểu số; Cán bộ, công chức thực hiện công tác, chính sách dân tộc.
- Nội dung thực hiện: Ưu tiên phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể có nghi cơ bị mai một tiếng nói và chữ viết của dân tộc Raglai huyện Khánh Sơn.
- Nội dung hỗ trợ: Theo hướng dẫn tại mục 6, Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn,
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thời gian thực hiện: năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn, phát huy.
6. Xây dựng mô hình bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
- Đối tượng thụ hưởng: Nghệ nhân, già làng, trưởng thôn/bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số; các câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại các thôn vùng dân tộc thiểu số; các đơn vị, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương.
- Xây dựng mô hình: Tổ chức xây dựng 03 loại mô hình tại 03 địa phương, gồm:
+ Xây dựng 01 mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lể bỏ mả của dân tộc thiểu số Raglai gắn với tiềm năng, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Khánh Sơn;
+ Xây dựng 01 mô hình di sản văn hóa kết nối gắn với tiềm năng, các hành trình du lịch di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa danh thắng, căn cứ cách mạng để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản văn hóa tương đồng tại huyện Khánh Vĩnh;
+ Xây dựng 01 mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với tiềm năng, phục hồi, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số Ê - Đê tại xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa.
- Nội dung thực hiện: Bao gồm các nội dung sau:
+ Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để xây dựng mô hình;
+ Thuê chuyên gia nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ để xây dựng mô hình;
+ Mua/thuê vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, tài liệu, tư liệu, thiết kế, phần mềm, công nghệ phục vụ xây dựng mô hình;
+ Tổ chức lớp tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng các mô hình;
+ Tổ chức thực nghiệm các mô hình: Lắp đặt, trang trí (sân khấu, khu vực trình diễn), thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trang thiết bị, vật tư, lễ vật; hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn, ăn ở, đi lại;
+ Sản xuất phim tài liệu về quá trình xây dựng các mô hình phục vụ công tác bảo tồn, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá; thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin.
6.1. Xây dựng 01 mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lể bỏ mả của dân tộc thiểu số Raglai gắn với tiềm năng, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Khánh Sơn
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Mô hình được bảo vệ, phát huy.
6.2. Xây dựng 01 mô hình di sản văn hóa kết nối gắn với tiềm năng, các hành trình du lịch di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa danh thắng, căn cứ cách mạng để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản văn hóa tương đồng tại huyện Khánh Vĩnh
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Vĩnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Mô hình được bảo vệ, phát huy.
6.3. Xây dựng 01 mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với tiềm năng, phục hồi, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số Ê - Đê tại xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa
- Cơ quan chủ trì: UBND thị xã Ninh Hòa.
- Cơ quan thực hiện: UBND thị xã Ninh Hòa.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Mô hình được bảo vệ, phát huy.
- Đối tượng thụ hưởng: Nghệ nhân, già làng, trưởng thôn/bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng 40 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư (tại 6 huyện), bao gồm các nội dung sau:
+ Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian;
+ Mua vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, tài liệu phục vụ xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian;
+ Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa dân gian;
+ Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ (tập luyện, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, cuộc thi văn nghệ dân gian): Lắp đặt, trang trí (sân khấu, khu vực trình diễn), thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trang thiết bị, vật tư, lễ vật; hỗ trợ chi phí tập luyện, trình diễn, ăn ở, đi lại; bồi dưỡng, giải thưởng.
+ Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá; thông tin, tuyên truyền.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Câu lạc bộ sinh hoạt, hoạt động hiệu quả.
- Đối tượng thụ hưởng: Đội văn nghệ được thành lập tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có phong trào văn nghệ hoạt động sôi nổi, tích cực tại các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ hoạt động cho 40 đội văn nghệ truyền thống tại 6 huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, gồm các nội dung: Hướng dẫn tổ chức và hoạt động cho đội văn nghệ; dàn dựng và biểu diễn các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị, các sự kiện văn hóa, xã hội, ngày lễ, kỷ niệm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương; mua sắm/thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trang thiết bị âm thanh ánh sáng; bồi dưỡng tập luyện biểu diễn.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Đội văn nghệ hoạt động hiệu quả.
9. Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Đối tượng: Các điểm đến du lịch khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nhà dân phát triển dịch vụ homestay, khu vực sinh hoạt cộng đồng; đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh điểm đến du lịch; hộ gia đình, người dân địa phương.
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 3 địa phương (Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Ranh), gồm các nội dung: Hỗ trợ xây dựng/thiết kế nhà vệ sinh đạt chuẩn phù hợp với địa phương, thùng rác công cộng; trang bị nhạc cụ/đạo cụ biểu diễn, sưu tầm/phục chế/phục dựng hiện vật; hỗ trợ xây dựng nhà trưng bày, thiết kế/lắp đặt biển chỉ dẫn, xây dựng trung tâm thông tin; hỗ trợ phục dựng cảnh quan, làm giàu tài nguyên, đường dạo nội bộ, điện chiếu sáng, sơ đồ tour/tuyến, biển hiệu.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; thành phố Cam Ranh,
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; thành phố Cam Ranh,
- Đơn vị phối hợp: Sở du lịch.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Các điểm du lịch hoạt động hiệu quả.
- Đối tượng thụ hưởng:
Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Dân tộc, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông (cấp tỉnh); Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc (cấp huyện); Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp (cấp xã), thôn/bản, trường học (tiểu học, THCS, dân tộc nội trú).
- Nội dung thực hiện: Xuất bản ấn phẩm thông tin sách, đĩa giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc sắc của gia đình, thôn bản, làng xã trong cộng đồng; giới thiệu các phương pháp, kỹ năng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; các mô hình phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm du lịch; tiềm năng, thế mạnh, thành tựu phát triển kinh tế, giảm nghèo bằng nhiều thứ tiếng.
10.1. Xây dựng nội dung xuất bản ấn phẩm sách thông tin tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa cấp phát cho các địa phương dày 500 trang có hình ảnh minh họa
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Du lịch, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Ấn phẩm sách được xuất bản.
10.2. Xây dựng nội dung xuất bản ấn phẩm đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa cấp phát cho các địa phương, thời lượng 120 phút
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Ấn phẩm đĩa phim tư liệu DVD.
- Đối tượng áp dụng: Đăng cai hoặc tham gia theo thông báo hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 3666/QĐ-BVHTTDL ngày 07/12/2020 Đề án “Tổ chức định kỳ Ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030”.
- Nội dung thực hiện: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng trình diễn trang phục dân tộc, dệt thổ cẩm truyền thống; trình diễn giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa các dân tộc; trưng bày triển lãm đặc trưng văn hóa, ẩm thực các dân tộc; tổ chức thi đấu thể thao truyền thống, trò chơi dân gian; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng.
- Quy trình thực hiện theo Quyết định số 596/QĐ-BVHTTDL ngày 27/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
11.1. Tham gia Triển lãm di sản văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2022
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam được triển lãm, tuyên truyền, quảng bá.
11.2. Tham gia Liên hoan trình diễn trang phục (truyền thống, cách tân) của các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Hà Nội năm 2023
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Tham gia liên hoan.
11.3. Đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc miền Trung năm 2024
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Ngày hội được tổ chức.
11.4. Tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền Trung năm 2025
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương.
- Kết quả, sản phẩm: Tham gia ngày hội.
- Nội dung thực hiện: Tổ chức đa dạng các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia) trong khuôn khổ các Ngày hội, liên hoan, giao lưu văn hóa, thể thao nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số.
- Quy trình thực hiện theo Quyết định số 596/QĐ-BVHTTDL ngày 27/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Nha Trang, Vạn Ninh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Ngày hội được tổ chức.
- Đối tượng thụ hưởng: Các điểm đến du lịch khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh điểm đến du lịch, hộ gia đình, người dân địa phương.
- Nội dung thực hiện: Bao gồm các nội dung sau:
+ Thuê chuyên gia tư vấn xây dựng các chương trình truyền thông;
+ Hỗ trợ xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm truyền thông, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số theo đề cương được phê duyệt;
+ Tổ chức tập huấn, tọa đàm, hội nghị, hội thảo nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch, các cuộc thi sáng tạo nghệ thuật về văn hóa các dân tộc thiểu số; các cuộc trưng bày, triển lãm đề tài về dân tộc thiểu số;
+ Quảng bá, xúc tiến, truyền thông du lịch kết hợp nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Xây dựng Website, trang mạng xã hội, ứng dụng di động trong lĩnh vực du lịch; xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng bá trực tuyến trong lĩnh vực du lịch, kế hoạch truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam trong và ngoài nước, hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch của điểm đến;
+ Tổ chức các đoàn khảo sát cho báo chí, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát điểm đến du lịch.
13.1. Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Nha Trang, Vạn Ninh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương (50%) và Trung ương (50%).
- Kết quả, sản phẩm: tuyên truyền quảng bá giá trị văn hóa truyền thống.
13.2. Hỗ trợ chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp địa phương (50%) Trung ương (50%).
- Kết quả, sản phẩm: Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch.
14. Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số
- Đối tượng áp dụng: Làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số có tiềm năng khai thác, phát triển kinh tế, du lịch.
- Nội dung thực hiện:
+ Bảo tồn giá trị văn hóa vật thể: Công trình kiến trúc, công cụ lao động và sinh hoạt tiêu biểu, sản phẩm quá trình lao động sáng tạo từ nghề thủ công truyền thống, sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của cộng đồng dân tộc thiểu số; cảnh quan không gian văn hóa truyền thống của làng như bến sông/hồ, giếng làng, công làng, cảnh quan khu vực sông, suối, ao, hồ, rừng cây, thác nước, cây cổ thụ, hòn núi, tảng đá, các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo gắn với đời sống tín ngưỡng, tâm linh.
+ Bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể: Trò chơi dân gian, dân ca, dân nhạc, dân vũ, lễ hội, ngữ văn dân gian, trang phục truyền thống, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, tri thức.
+ Hỗ trợ phát triển du lịch: Hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch.
Bảo tồn 3 làng/buôn tiêu biểu truyền thống của 3 dân tộc thiểu số Raglai (huyện Khánh Sơn), T’rin (Cơ Ho huyện Khánh Vĩnh), Ê - Đê (thị xã Ninh Hòa) có nguy cơ bị phá vỡ cảnh quan truyền thống, bị xuống cấp về kiến trúc, có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch.
- Quy trình thực hiện: Theo mục 15.3. Hướng dẫn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.
- Cơ quan tham mưu: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Làng văn hóa được bảo tồn.
15. Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Đối tượng hưởng lợi: Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
- Nội dung tủ sách: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, thể thao, gia đình, du lịch; cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc sắc của gia đình, thôn, làng xã trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và miền núi, các kỹ năng, phương pháp bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc thiểu số; các mô hình phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm du lịch vùng dân tộc thiểu số.
- Nội dung hỗ trợ: Tài liệu, sách, cập nhật, bổ sung sách, tài liệu mới, tủ mới, bảo dưỡng định kỳ...
- Tổ chức thực hiện: Theo mục 16.4. Hướng dẫn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Số lượng, địa điểm: 6 địa điểm tại 6 địa phương: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan thực hiện: Thư viện tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: UBND huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Tủ sách cộng đồng được xây dựng.
- Đối tượng hỗ trợ: Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
- Nội dung hỗ trợ: Xây dựng mới Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn đối với thôn đặc biệt khó khăn nơi chưa có Nhà văn hóa; cải tạo Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn hiện có nhưng đã xuống cấp, nơi có phong trào văn nghệ hoạt động sôi nổi, tích cực; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao đối với các Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, làng.
- Số lượng cụ thể: Xây dựng và hỗ trợ nhà dài, nhà sinh hoạt cộng đồng tại 29/87 thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Cam Lâm, Diên Khánh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương.
- Căn cứ thực hiện:
Theo mục 18.3. Hướng dẫn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
- Kết quả, sản phẩm: Nhà dài, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng, sửa chữa.
17. Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Đối tượng thực hiện: Các mô hình cho di sản tiêu biểu thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể và các mô hình đối với di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch. Mô hình tổng thể gồm:
+ Cơ sở hạ tầng: Không gian, lãnh thổ, địa điểm văn hóa; giao thông tiếp cận điểm đến; công trình kiến trúc công cộng; công trình nhà ở công cộng; công trình phục vụ khách tham quan; không gian văn hóa có liên quan;
+ Tổ chức thực hiện: Cộng đồng chủ thể (bảo tồn, giới thiệu và quản lý di sản phục vụ cho sự phát triển bền vững), cộng đồng khách thể (chính quyền địa phương hỗ trợ cộng đồng trong hoạch định, quản lý và định hướng cho bảo tàng).
+ Di sản lựa chọn: Phải bảo đảm cả yếu tố văn hóa và tự nhiên cấu thành nên khu vực hiện sinh sống của di sản văn hóa (yếu tố văn hóa: bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể thể hiện qua lối sống, phương thức sản xuất, sinh hoạt, phong tục tập quán, nghi lễ tín ngưỡng tâm linh...; yếu tố tự nhiên: bao gồm các di sản thiên nhiên sẵn có tại khu vực).
Dự kiến hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái 3 mô hình tiêu biểu truyền thống của 3 dân tộc thiểu số Raglai (huyện Khánh Sơn), T’rin (Cơ Ho huyện Khánh Vĩnh), Ê - Đê (thị xã Ninh Hòa) nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.
- Căn cứ thực hiện: Theo mục 19.3. Hướng dẫn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến 2025.
- Kinh phí: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương.
- Kết quả, sản phẩm: Mô hình bảo tàng sinh thái được xây dựng.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được sử dụng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đối ứng (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã); lồng ghép nguồn kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện kế hoạch.
2. Kinh phí cụ thể đối với từ nội dung trong Kế hoạch triển khai dự án do các cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm dự toán chi tiết, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước khi triển khai thực hiện.
(Kinh phí chi tiết thực hiện dự án theo Hướng dẫn số 677/HD-BVHTTDL ngày 03/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 15/2022/TT- BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và niềm núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025).
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm chủ trì của Sở Văn hóa và Thể thao đảm bảo tiến độ, chất lượng; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện dự án; báo cáo, tham mưu các nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh;
- Hàng năm, lập dự toán kinh phí đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ và kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện nhiệm vụ; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện dự án với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh.
2. Ban dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, hướng dẫn các đơn vị triển khai dự án, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Văn hóa và Thể thao.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện thuộc nguồn vốn sự nghiệp để triển khai dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021 - 2025 được các cơ quan, đơn vị xây dựng cùng thời điểm dự toán hàng năm, Sở Tài chính tổng hợp cân đối, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán có nguồn vốn đầu tư hàng năm của các đơn vị được phân công thực hiện dự án; báo cáo, tham mưu các nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan
Căn cứ Kế hoạch này, chỉ đạo, phân công các phòng ban, đơn vị trực thuộc tham mưu, giúp tổ chức thực hiện nhiệm vụ; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế tại địa phương.
7. Chế độ thông tin, báo cáo
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi về Sở Văn hóa và Thể thao khi có yêu cầu để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét giải quyết theo thẩm quyền./.
|
KT. CHỦ TỊCH |