Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 342/KH-UBND triển khai công tác Tư pháp năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 342/KH-UBND
Ngày ban hành 28/01/2024
Ngày có hiệu lực 28/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 342/KH-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Triển khai Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01 tháng 01 năm 2024 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2024 trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác Tư pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tinh gọn bộ máy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở.

- Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, bảo đảm trật tự, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác Tư pháp phải bám sát mục tiêu và phương châm chỉ đạo điều hành năm 2024 của Chính phủ, Chương trình trọng tâm công tác Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp, nhiệm vụ chính trị của tỉnh Kon Tum năm 2024 để triển khai đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao.

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo tập trung, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, chủ động, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)

a) Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả THPL.

Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; theo dõi kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với các Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các VBQPPL và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở địa phương. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác góp ý dự thảo VBQPPL. Thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Thực hiện đầy đủ công tác tự kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; kịp thời phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để kịp thời đình chỉ việc thi hành; bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng rà soát các văn bản có quy định về thủ tục hành chính, đầu tư kinh doanh để loại bỏ những những thủ tục hành chính không cần thiết, các quy định gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra VBQPPL, nhất là tăng cường các đoàn công tác liên ngành, kiểm tra văn bản theo địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận theo đúng quy định. Thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019-2023 và công bố kết quả hệ thống hóa để bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn, khai thác sử dụng Bộ Pháp điển để đáp ứng việc tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng pháp luật của người dân, tổ chức.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật

Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các VBQPPL; thường xuyên chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổng kết tình hình tổ chức thi hành pháp luật, nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống của Nhân dân, các vấn đề mới phát sinh cần điều chỉnh để kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực hiện cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.

Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác theo dõi THPL, tập trung vào các lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, phù hợp với nhiệm vụ chung của cả giai đoạn 2021-2025. Thực hiện tốt Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất các giải pháp nhằm nâng cao điểm số và nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1). Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu và thực hiện công tác truyền thông về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật và Chỉ số B1.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư, nhất là triển khai hiệu quả các Đề án lớn về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành để tạo ra sự đổi mới căn bản về công tác PBGDPL theo yêu cầu của Kết luận số 80-KL/TW và Nghị quyết số 27-NQ/TW; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL, trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, xây dựng, nhân rộng các cách thức, mô hình PBGDPL có hiệu quả; thực hiện đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo hướng lượng hóa kết quả đầu ra, ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện có hiệu quả các Đề án: Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027"; Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”… Tham mưu tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam có hiệu quả, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để lan toả tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, đưa thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực trong ứng xử của các chủ thể trong xã hội.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; các sở, ban ngành thuộc tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

[...]