Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 34/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2017
Ngày có hiệu lực 27/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Kim Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/KH-UBND

Tuyên Quang ngày 27 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2016-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 của Bộ Y tế ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-BYT ngày 15/3/2016 của Bộ Y tế về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Văn bản số 4111/BYT-TCDS ngày 05/07/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của hệ thống ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở đối với việc thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Từng bước nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội; từ đó có những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

2. Yêu cầu:

- Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn về y tế, dân số các cấp thực hiện tốt công tác quản lý, giữ vai trò trung tâm và nòng cốt trong triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tích cực và nâng cao hiệu quả của các hoạt động can thiệp; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhằm làm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Các hoạt động thực hiện phải bám sát nội dung, nhiệm vụ của Đề án và chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Từng bước khống chế và giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức tự nhiên, góp phần thực hiện thành công mục tiêu ổn định cơ cấu dân số, thúc đẩy bình đẳng giới, ổn đinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới 0,4 điểm phần trăm/năm, phấn đấu giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh dưới mức 110 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2020.

Mục tiêu 2: Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên: khoảng 106 trẻ trai/100 trẻ gái chậm nhất vào năm 2025.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Thời gian và phạm vi thực hiện Đề án

Đề án được thực hiện từ năm 2016-2025:

Giai đoạn I (từ năm 2016-2020): Đề án được triển khai toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông, vận động, thử nghiệm và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn tỉnh, tập trung vào địa bàn có tỷ số giới tính khi sinh cao; bổ sung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giảm đáng kể tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh.

Giai đoạn II (từ năm 2020-2025): Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông, vận động, thử nghiệm và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp các dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn tỉnh, bổ sung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giảm mạnh tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại gần mức cân bằng tự nhiên.

2. Đối tượng

Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, những người có liên quan đến cung cấp dịch vụ hướng dẫn sinh con theo ý muốn; liên quan đến chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi và gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

[...]