Kế hoạch 3349/KH-UBND năm 2016 phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Số hiệu 3349/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2016
Ngày có hiệu lực 29/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Lập
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3349/KH-UBND

Bến Tre, ngày 29 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương về việc quy định một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến 2020; Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020,

Để cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ X của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Nhằm đề xuất phương án khả thi về đầu tư, sử dụng đất có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh sớm đi vào hoạt động, góp phần thu ngân sách, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh;

- Phát triển các CCN trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên, lao động của địa phương, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển công nghiệp hợp lý, phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư và ưu tiên phát triển các CCN đã thành lập.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Tình hình các cụm công nghiệp (CCN)

Đã thực hiện rà soát và điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 sẽ phát triển 11 CCN với diện tích 358,3 ha. Hiện tại, có 05 CCN đã được thành lập, tổng diện tích 128,271ha, có 04 cụm đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 109,271ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 79,466ha, đã cho thuê 26,3ha, tỷ lệ lấp đầy chiếm 33% diện tích đất công nghiệp. Các CCN còn lại đang thực hiện các thủ tục để thành lập và quy hoạch chi tiết.

Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre (theo Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2015):

STT

Tên huyện

Tên CCN

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

Bình Đại

CCN Bình Thới

17,4

Đã thành lập và có QH chi tiết

2

Ba Tri

CCN Thị trấn - An Đức

35,6

Đã thành lập và có QH chi tiết

CCN An Hòa Tây

50

Đang xin thành lập CCN

3

Giồng Trôm

CCN Phong Nẫm

40,3

Đã thành lập và có QH chi tiết

4

Thạnh Phú

CCN Cảng An Nhơn

17

Đang xin thành lập CCN

CCN Thị trấn Thạnh Phú

10

 

5

Chợ Lách

CCN Sơn Quy

20

 

6

Mỏ Cày Nam

CCN An Thạnh

35

Đã rút khỏi quy hoạch và bổ sung CCN Thành Thới B

7

Mỏ Cày Bắc

CCN Khánh Thạnh Tân

50

 

CCN Tân Thành Bình

33

 

8

Thành phố Bến Tre

CCN Phú Hưng

50

Đã thành lập và có QH chi tiết. Đang xin điều chỉnh vị trí

Tổng cộng

358,3

 

2. Việc huy động các nguồn lực đầu tư vào cụm công nghiệp

Đến nay, tổng vốn đầu tư cho các CCN: 1.078,534 tỷ đồng. Trong đó:

+ Vốn ngân sách nhà nước: 154,2 tỷ đồng (đầu tư hạ tầng CCN và đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ CCN);

+ Vốn huy động từ doanh nghiệp: 924,334 tỷ đồng (để bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng nhà xưởng).

Do quy mô các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhỏ rất khó kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng nên hầu hết các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh. Hình thức đầu tư chủ yếu của các cụm công nghiệp hiện nay là vận động nhà đầu tư ứng vốn để đền bù, giải phóng mặt bằng sau đó nhà nước trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, nhà đầu tư tự san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng trong khu vực đúng quy định.

3. Đánh giá chung

Đến nay, việc triển khai thực hiện quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh rất chậm. Cụ thể:

+ Đã thành lập được 05 CCN (theo danh mục quy hoạch phát triển các CCN đến năm 2020 của tỉnh Bến Tre đã được công bố, đến năm 2015 tiến hành quy hoạch chi tiết, thành lập và giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư hạ tầng 07 CCN, tổng diện tích khoảng 131,9 ha);

+ Bố trí vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 20% chi phí giải toả, đền bù, hỗ trợ xây dựng hạ tầng và lập quy hoạch chi tiết đến nay chỉ cân đối phân bổ cho CCN Thị trấn - An Đức, Phú Hưng và Phong Nẫm;

+ Mặc dù đã cố gắng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đưa thông tin trên các website để xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa huy động được nguồn lực hay kêu gọi được nhà đầu tư nào để đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào CCN;

Việc triển khai thực hiện quy hoạch chậm là do:

+ Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, CCN. Theo đó, sẽ tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập và mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn cho đến khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành rà soát quy hoạch, thành lập và hoạt động của các CCN trên địa bàn;

+ Địa phương (huyện) chưa chủ động triển khai thực hiện do không có vốn để lập các quy hoạch chi tiết, báo cáo đầu tư, dự án đầu tư… đảm bảo các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để thực hiện xin thành lập CCN và thực hiện các bước tiếp theo;

+ Không có vốn đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ để tạo quỹ đất sạch, hiện tại chỉ tiến hành thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu là có doanh nghiệp cần đầu tư thì thỏa thuận tạm ứng vốn trước để đền bù trong phần diện tích được thuê; do đó một số cụm hình thành đã có cơ sở sản xuất tập trung như các làng nghề nhưng trong đó có các gia đình sinh hoạt đan xen sản xuất, nên việc giải toả cũng gặp rất nhiều khó khăn sau này do giá đền bù tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, các CCN trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đầy đủ các thủ tục cần thiết để xin hỗ trợ vốn Trung ương;

+ Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức thu hút các nhà đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư thiếu chuyên nghiệp và nền địa chất yếu, chi phí giải phóng đền bù, xây dựng hạ tầng cao hơn so với khu vực khác dẫn đến giá thành khá cao. Ngoài ra, do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu tác động lớn đến sản xuất và tiêu thụ trong và ngoài nước.

III. PHƯƠNG HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

[...]