Kế hoạch 3349/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành

Số hiệu 3349/KH-UBND
Ngày ban hành 19/10/2018
Ngày có hiệu lực 19/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3349/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 19 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Thực hiện Công văn số 2321/BTTTT-KHTC ngày 19/07/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông V/v xây dựng, đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020, UBND tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2020 như sau:

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT VỀ NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Hiện trạng về phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Cao Bng

a) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

- Mạng Internet công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và của các cơ quan nhà nước. Hơn 80% số xã có thể kết nối Internet tốc độ cao.

- Các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện đều được kết nối internet tốc độ cao, mạng nội bộ đáp ứng cơ bản yêu cầu trao đổi thông tin, truy cập internet và phục vụ nhu cầu công việc.

- Mạng diện rộng trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư để phục nhu cầu kết nối và triển khai các ứng dụng dùng chung.

- Tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cán bộ công chức, viên chức đều được trang bị đầy đủ máy tính phục vụ công việc (tỷ lệ đạt 100%); cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cũng như cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn còn chưa được trang bị đầy đủ máy tính để xử lý công việc: Tỷ lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đạt 89%; tỷ lệ cán bộ công chức được trang bị máy tính tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đạt 55%. Tỷ lệ máy tính có kết nối Internet: Tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND đạt 99%; tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đạt 97%; tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đạt 95%.

- Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thành phố và các sở, ngành, sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ về ứng dụng và khai thác dữ liệu của các cơ quan. Hiện nay, ngoài phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, mạng này chưa được khai thác thêm các dịch vụ khác.

- Trung tâm dữ liệu tỉnh chưa được xây dựng, các hệ thống thông tin tỉnh đang được thuê chỗ đặt để phục vụ hệ thống cổng thông tin tỉnh, hệ thống thư điện tử công vụ và các dịch vụ công trực tuyến.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh thông qua hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo đáp ứng nhu cầu họp trực tuyến của UBND tỉnh với UBND cấp huyện, thành phố.

b) Hiện trạng việc ứng dụng CNTT

* Ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được sử dụng rộng rãi để quản lý văn bản đi, đến và điều hành công việc. 100% các cơ quan nhà nước đã triển khai sử dụng. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 88%; tỷ lệ văn bản đến qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 91%; tỷ lệ văn bản đi qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 70%.

- Ứng dụng Chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan bước đầu được triển khai. Có 16/20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND đã triển khai sử dụng, thực hiện ký số với mức độ khác nhau; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phần lớn chưa thực hiện ký số trên văn bản điện tử.

- Ứng dụng thư điện tử: Hệ thống thư điện tử đã tạo lập trên 3.000 tài khoản phục vụ nhu cầu trao đổi công việc của cán bộ, công chức. Tỷ lệ cán bộ công chức được đăng ký cấp hòm thư điện tử công vụ là 53%, trong đó có 46% cán bộ công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc.

- Các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản như: Phn mềm qun lý nhân sự, phần mềm quản lý tài chính - kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định,... đã được các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai sử dụng, góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách.

- Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu của tỉnh: Các thông tin về tt cả các lĩnh vực của tỉnh đang được lưu trữ rời rạc trên các hệ thống thông tin khác nhau, nhiều thông tin dữ liệu cần thiết chưa được tạo lập, chuẩn hóa, số hóa để phục vụ việc tra cứu và khai thác sử dụng như: Dữ liệu về hồ sơ thủ tục hành chính; dữ liệu về hồ sơ lưu trữ chung của tỉnh; dữ liệu liệu về cán bộ công chức; các dữ liệu phục vụ công tác quản lý chuyên ngành như: dữ liệu về lý lịch tư pháp; dữ liệu về dân tộc tôn giáo; dữ liệu về quản lý xây dựng, dữ liệu về quản lý khoa học, dữ liệu về quản lý phương tiện vận tải, dữ liệu về quản du lịch...

- Hệ thống số hóa văn bản chưa được đầu tư. Trong thời gian tới cn sớm đu tư hệ thống Số hóa văn bản triển khai cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh phục vụ nhu cầu lưu trữ văn bản dưới dạng shóa phục vụ cho công tác truy xuất thông tin được đồng bộ trên môi trường mạng.

* Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Đến nay 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trang tin hoặc cổng thông tin điện tử. Hầu hết các cơ quan, đơn vị có trang hoặc cổng thông tin đã thành lập Ban biên tập và Quy chế quản trị, cập nhật thông tin. Việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đã được quan tâm thực hiện, tiêu chí “cung cấp thông tin theo trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP” đã được đưa vào tiêu chí đánh giá, chấm điểm mức độ ứng dụng CNTT cũng như chỉ số cải cách hành chính hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Bước đầu triển khai Hệ thống một cửa điện tử tại 20/20 cơ quan chuyên môn tỉnh và 13/13 UBND các huyện, thành phố. Hệ thống có chức năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3.

- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Hiện tại, toàn tỉnh có 1.762 dịch vụ công của các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước (trong đó có 1.332 thủ tục hành chính thuộc các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, 292 thủ tục hành chính thuộc các huyện và 138 thủ tục hành chính thuộc các xã). Các dịch vụ công hầu hết đã được cung cấp lên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông thông tin điện tử của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ở mức độ 1 và 2, khoảng 10% dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 3, đang xây dựng kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

c) Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Các hệ thống thông tin của tỉnh hầu như chưa được đầu tư trang bị hệ thống thiết bị, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin: Hệ thống cổng/trang thông tin điện tử tỉnh; Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh đang được thuê dịch vụ đặt máy chủ nên hoạt động quản lý, vận hành gặp nhiều khó khăn. Kinh phí thuê chđặt máy chủ cao trong khi hoạt động giám sát an toàn thông tin không được đảm bảo, nguy cơ rủi ro mất an toàn thông tin luôn hiện hữu.

2. Sự cần thiết đầu tư

[...]