Kế hoạch 3238/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” do tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 3238/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2021
Ngày có hiệu lực 30/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Văn Phong
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3238/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 30 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 524/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TRỒNG MỘT TỶ CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 2616/KH-BNN-TCLN ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 3656/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trồng 01 tỷ cây xanh của Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong từng khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân; huy động tối đa nguồn lực của xã hội, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

2. Yêu cầu:

- Xác định cụ thể, giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán trong cả giai đoạn và từng năm đến các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ rừng làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Phát triển cây xanh cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia trồng rừng, trồng cây xanh; tập trung quyết liệt trong công tác điều hành, chỉ đạo, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phải đúng thời vụ, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phù hợp với quy định tiêu chuẩn cây trồng để thực hiện. Sau khi trồng rừng, trồng cây xanh phải gắn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, môi trường, cảnh quan.

- Tuyên truyền, tổ chức phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Sau khi tổ chức trồng cây, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây, trồng rừng; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết vướng mắc, nhân rộng mô hình tốt, đảm bảo thực hiện Kế hoạch thành công; hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ:

Phấn đấu thực hiện trồng được 10 triệu cây xanh trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: 9,306 triệu cây phân tán và 0,694 triệu cây trồng rừng tập trung. Trong đó, đảm bảo đạt chỉ tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao là 9,1 triệu cây (gồm 8,5 triệu cây phân tán và 0,6 triệu cây trồng rừng tập trung).

1.1. Trồng cây xanh phân tán (cả khu vực đô thị và nông thôn):

a) Số lượng: 9,306 triệu cây, trong đó:

- Khu vực đô thị: 1,474 triệu cây;

- Khu vực nông thôn: 7,832 triệu cây.

b) Loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái cây trồng, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích, cây có giá trị bảo vệ môi trường…

(Kèm theo danh mục loài cây trồng từng khu vực tại biểu 01).

c) Địa điểm trồng:

- Khu vực đô thị: Trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở, khu (cụm) công nghiệp, các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở cao và các công trình công cộng khác… trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ